1. Dựa vào thông tin trong bài và hình 18.2, em hãy trình bày khái niệm sóng biển và sóng thần. Cho biết nguyên nhân hình thành hai loại sóng này.
2. Đọc thông tin trong bài và quan sát hình 18.3, em hãy:
- Trình bày khái niệm về hiện tượng thủy triều.
- Cho biết thế nào là triều cường? Thế nào là triều kém.
- Xác định thời điểm xảy ra triều cường và thời điểm xảy ra triều kém.
3. Dựa vào hình 18.4 và kiến thức đã học, em hãy kể tên các dòng biển trong các đại dương. Cho biết hướng chảy của các dòng biển nóng, dòng biển lạnh.
Câu 1
Dựa vào thông tin trong bài và hình 18.2, em hãy trình bày khái niệm sóng biển và sóng thần. Cho biết nguyên nhân hình thành hai loại sóng này.
Hình 18.2. Các loại sóng trên biển và đại dương
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong bài và hình 18.2
Lời giải chi tiết:
- Sóng biển là sự dao động của các phân tử nước theo chiều thẳng đứng.
- Sóng thần là những con sóng dài đơn độc, di chuyển nhanh, vào đến bờ có thể cao trên 20 m.
- Nguyên nhân sinh ra sóng biển và sóng thần:
+ Sóng biển: do gió.
+ Sóng thần: do ngoài khơi xảy ra động đất hoặc núi lửa ngầm.
Câu 2
Đọc thông tin trong bài và quan sát hình 18.3, em hãy:
- Trình bày khái niệm về hiện tượng thủy triều.
- Cho biết thế nào là triều cường? Thế nào là triều kém.
- Xác định thời điểm xảy ra triều cường và thời điểm xảy ra triều kém.
Hình 18.3. Vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất vào các ngày triều cường và triều kém
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong bài và quan sát hình 18.3
Lời giải chi tiết:
- Hiện tượng thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi ra xa.
- Triều cường là lúc dao động của thủy triều lên cao nhất.
- Triều kém là hiện tượng thủy triều có dao động nhỏ nhất.
- Triều cường xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm thẳng hàng với nhau. Triều kém xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm ở vị trí vuông góc.
Câu 3
Dựa vào hình 18.4 và kiến thức đã học, em hãy kể tên các dòng biển trong các đại dương. Cho biết hướng chảy của các dòng biển nóng, dòng biển lạnh.
Hình 18.4. Dòng biển trong các đại dương
Phương pháp giải:
Quan sát hình 18.4
Lời giải chi tiết:
- Các dòng biển trong đại dương:
+ Dòng biển nóng: Nam xích đạo, Bắc Thái Bình Dương, A-lax-ca, Gơn-xto-rim, Bắc Đại Tây Dương, Ghi-nê, Guy-an, Bra-xin, Mô-dăm-bích, Cư-rô-si-ô, Bắc xích đạo, dòng đông Ô-xtray-li-a.
+ Dòng biển lạnh: Dòng Tây Ô-xtray-li-a, Xô-ma-li, Ca-li-pho-ri-a, Ca-na-ri
- Hướng chảy của các dòng biển nóng, dòng biển lạnh:
+ Dòng biển nóng chảy từ xích đạo về hướng các cực.
+ Dòng biển lạnh chuyển động từ 400B hoặc Nam về vùng xích đạo.
Bài 8: ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM TỪ THIÊN NHIÊN
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Địa lí lớp 6
BÀI 5
Chương IV - ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
SOẠN VĂN 6 TẬP 2 - CÁNH DIỀU CHI TIẾT
SGK Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 6
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 6
SGK Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - Cánh diều Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - CTST Lớp 6