1. Nội dung câu hỏi
Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, 7, em hãy mô tả một số nét văn hoá của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức mục 3 SGK trang 22.
3. Lời giải chi tiết
- Chợ phiên vùng cao:
+ Chợ phiên vùng cao thường họp vào những ngày nhất định. Vào ngày này, chợ thường rất đông vui.
+ Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, giao lưu văn hoá của người dân.
+ Ngoài ra, chợ phiên cũng là nơi lưu giữ những nét văn hoá đặc sắc về ẩm thực, trang phục,...
- Lễ hội Lồng Tồng:
+ Còn được gọi là lễ hội xuống đồng của các dân tộc Tày, Nùng,...
+ Lễ hội này được tổ chức vào đầu mùa xuân, để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.
+ Hoạt động chính của lễ hội là: nghi lễ xuống đồng, với sự tham gia thực hiện nghi thức cày đường cày đầu tiên, thi cấy,....
+ Trong lễ hội có các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, tung còn, bịt mắt đập trống,...
- Nghệ thuật múa xòe Thái
+ Xòe Thái là loại hình múa truyền thống, đặc sắc, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái.
+ Xòe Thái có rất nhiều điệu, trong đó xòe vòng là phổ biến nhất. Xoè vòng có tính giao lưu cộng đồng cao nên không hạn chế số người tham gia. Các vòng xoè thường được xác định “tâm xoè" bởi
một hũ rượu cần hoặc một đống lửa,....
+ Năm 2021, Tổ chức UNESCO đã ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Toán 4
Bài tập cuối tuần 18
Vùng Nam Bộ
Chủ đề: Bảo vệ của công
CHƯƠNG II. BỐN PHÉP TÍNH VỚI CÁC SỐ TỰ NHIÊN. HÌNH HỌC
SGK Lịch sử và Địa lí Lớp 4
VBT Lịch sử và Địa lí 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử và Địa lí 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Lịch sử và Địa lí 4 - Cánh Diều
SGK Lịch sử và Địa lí 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Lịch sử và Địa lí 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Vở bài tập Lịch sử Lớp 4
Vở bài tập Địa lí Lớp 4