Em hãy đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Em nhận xét như thế nào về tranh chấp lao động xảy ra trong các trường hợp trên? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến những tranh chấp lao động đó?
2. Phương pháp giải
Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
Trường hợp 1: Do người sử dụng lao động và người lao động đều chưa thống nhất được ý kiến chung trong vấn đề thôi việc nên xảy ra tranh chấp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp M đã thực hiện đúng quy định pháp luật về đền bù khi chấp dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với 30 lao động. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp này không thông báo lí do, thời hạn chấm dứt trước đó là sai quy định pháp luật.
Trường hợp 2: Tranh chấp xảy ra vì anh H không đồng ý với mức lương của công ty M đưa ra. Đồng thời công ty M cũng cho rằng anh H đang làm tổn hại lợi ích công ty. Tuy nhiên hành động sa thải với lí do không rõ ràng và không báo trước của công ty M là trái quy định pháp luật.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Em nhận xét như thế nào về tranh chấp lao động xảy ra trong các trường hợp trên? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến những tranh chấp lao động đó?
2. Phương pháp giải
Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
Trường hợp 1 là tranh chấp cá nhân là sai vì tranh chấp này là tranh chấp lao động giữa một nhóm người lao động với người sử dụng lao động về quyền lợi và nghĩa vụ đơn lẻ của từng cá nhân, trong quá trình tranh chấp không có sự liên kết giữa những người lao động tham gia tranh chấp và tổ chức công đoàn chỉ tham gia với tư cách là người đại diện bảo vệ người lao động.
Trường hợp 2 là tranh chấp tập thể vì tranh chấp này là tranh chấp giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về quyền lợi và nghĩa vụ thống nhất của tập thể, quá trình tranh chấp thể hiện tính tổ chức cao của tập thể người lao động và có sự tham gia của tổ chức công đoàn với tư cách là một bên của tranh chấp.
Lời giải phần c
1. Nội dung câu hỏi
Theo em, cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của những người lao động trong các trường hợp trên? Trình tự, thủ tục giải quyết như thế nào?
2. Phương pháp giải
Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
Giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động gồm các bước:
- Giải quyết tranh chấp lao động thông qua hoà giải viên lao động, trừ một số tranh chấp: sa thải; bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động;...
- Giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài lao động hoặc Toà án. Bước này được áp dụng với trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hoà giải; hết hạn hoà giải mà không tiến hành hòa giải; hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện thoả thuận trong biên bản hoà giải.
Chủ đề 4: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)
Chương II. Sóng
Chuyên đề 11.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học hữu cơ
Unit 8: Independent life
Chủ đề 4. Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giành giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều