Xung đột Trịnh - Nguyễn
Lời giải ý 1 - Mục III
1. Nội dung câu hỏi
Đọc thông tin và quan sát hình 4.4: Giải thích nguyên nhân bùng nổ xung đột Trịnh - Nguyễn.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức mục III SGK trang 22, 23.
3. Lời giải chi tiết
+ Năm 1558, trong bối cảnh xung đột Nam - Bắc triều, Nguyễn Hoàng được nhà Lê trung hưng cử vào làm Trấn thủ Thuận Hóa, sau đó là cả vùng Quảng Nam. Quyền lực của Nguyễn Hoàng và họ Nguyễn ở khu vực Thuận - Quảng ngày càng lớn.
- Sau khi Nguyễn Hoàng qua đời (1613), mâu thuẫn giữa chính quyền Lê - Trịnh và họ Nguyễn gia tăng.
=> Năm 1627, nhà Lê trung hưng đưa quân đánh vào Thuận Hóa, xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ. Đến năm 1672, hai bên ngừng chiến.
Lời giải ý 2 - Mục III
1. Nội dung câu hỏi
Đọc thông tin và quan sát hình 4.4: Nêu hệ quả của xung đột Trịnh - Nguyễn.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức mục III SGK trang 22, 23.
3. Lời giải chi tiết
+ Gây ra tình trạng chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới. Cuộc xung đột cũng đã làm suy yếu quốc gia Đại Việt.
+ Tuy vậy, do nhu cầu về vũ khí trong quá trình xung đột, chính quyền Lê - Trịnh và chúa Nguyễn đã có những chính sách ưu đãi đối với người phương Tây, đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương.
+ Mặt khác, trước sức ép tấn công của nhà Lê - Trịnh, chúa Nguyễn đã tìm cách mở rộng lãnh thổ về phía nam.
Bài 30. Thực hành: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam
Vận động cơ bản
Tải 10 đề kiểm tra 1 tiết - Chương 3
CHƯƠNG 4. HÔ HẤP
Chủ đề 4: Biển đảo quê hương
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 8
SGK Lịch sử và Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Cánh Diều
SGK Lịch sử và Địa lí 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống 1
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử và Địa lí 8
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 8