Chuẩn bị: 1 lọ thủy tinh không đáy, 1 cốc nến, 1 đế xốp, 1 đế xốp bị cắt một phần, que cắm, chong chóng, diêm.
Tiến hành:
- Đặt cốc nến lên đế và thắp nến. Úp lọ thủy tinh lên đế, vài giây sau nến tắt (Hình 2a).
- Thực hiện như trên nhưng thay bằng đế đã bị cắt một phần, vài giây sau nến vẫn cháy (Hình 2b).
- Cắm que vào đế và đặt chong chóng lên đầu que như hình 2c, chong chóng quay.
Quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:
Lời giải phần 1
1. Nội dung câu hỏi
Không khí bên trong và bên ngoài lọ, ở đâu nóng hơn?
2. Phương pháp giải
Dựa vào sự quan sát thí nghiệm của em ở hình 2.
3. Lời giải chi tiết
Không khí bên trong lọ nóng hơn không khí bên ngoài lọ.
Lời giải phần 2
1. Nội dung câu hỏi
Nến ở hình 2a tắt, trong khi nến ở hình 2b vẫn cháy. Vậy không khí đã vào lọ ở hình 2b theo cách nào để duy trì sự cháy?
2. Phương pháp giải
Dựa vào sự quan sát thí nghiệm của em ở hình 2.
3. Lời giải chi tiết
Không khí đã vào lọ ở hình 2b từ phần đế xốp bị cắt.
Lời giải phần 3
1. Nội dung câu hỏi
Vì sao chong chóng ở hình 2c quay? Nguyên nhân làm không khí chuyển động và gió được hình thành như thế nào?
2. Phương pháp giải
Dựa vào sự quan sát thí nghiệm của em ở hình 2.
3. Lời giải chi tiết
Chong chóng ở hình 2c quay vì có không khí chuyển động tạo thành gió. Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng và gây ra gió.
Bài tập cuối tuần 32
Ôn tập học kì 1
Chủ đề: Quyền và bổn phận của trẻ em
Unit 7: What do you like doing?
Học kỳ 2 - SBT Explore Our World 4