Tìm hiểu về toàn cầu hóa, khu vực hóa
Lời giải ý 1
1. Nội dung câu hỏi
Dựa vào kiến thức đã học, sưu tầm các tư liệu, số liệu về toàn cầu hóa, khu vực hóa và trao đổi, thảo luận về:
- Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển.
2. Phương pháp giải
- Tìm hiểu các thông tin qua sách, báo, internet,...
- Suy nghĩ, thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm ba.
3. Lời giải chi tiết
- Cơ hội của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển:
+ Quá trình toàn cầu hóa kinh tế không những mở rộng thị trường ra nước ngoài, mà còn mở rộng thị trường trong nước do nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
+ Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm: có lợi thế so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm trên thế giới tăng lên.
→ Mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại.
→ Lợi thế so sánh là cơ sở để các nước giao thương với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế.
+ Trong điều kiện toàn cầu hóa, nền kinh tế sản xuất phát triển theo tiến trình chuyên môn hoá mang tính quốc tế → Thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn, sản xuất nhiều hơn → Quy mô sản xuất ngày càng mở rộng → Sự chuyển dịch lao động quốc tế diễn ra một cách mạnh mẽ, là cơ hội cho lao động các nước trong khu vực.
+ Toàn cầu hoá trong phạm vi kinh tế cho thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu, kéo theo các dòng chảy về thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin và văn hóa. Các khía cạnh kinh tế của toàn cầu hóa dẫn đến sự phát triển của một thị trường thế giới, nơi các nhà sản xuất, các quốc gia có thể cạnh tranh, bằng cách đảm bảo dòng chảy về vốn, công nghệ…
- Thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển:
+ Trong bối cảnh tự do hóa thương mại, công việc của người lao động được các quốc gia tạo điều kiện trong việc đi lại → Khó kiểm soát an ninh, khủng bố hoặc sự lây lan nhanh của dịch bệnh, điển hình là dịch bệnh COVID-19…
+ Vấn đề giảm dân số cơ học ở các nước phát triển, đồng thời tăng dân số cơ học ở các nước đang phát triển dẫn đến quá tải trong vấn đề kết cấu hạ tầng do chưa được đầu tư mở rộng kịp thời, chất lượng cuộc sống có nhiều thay đổi do khác biệt văn hóa, kinh tế…
+ Hoạt động chống toàn cầu hóa và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gia tăng.
+ Những cuộc khủng hoảng tiền tệ, tài chính khó kiểm soát → Dòng vốn chảy vào và chảy ra khỏi một nước tự do không có sự điều tiết cần thiết ở cấp quốc gia cũng như quốc tế.
+ Toàn cầu hoá trong phạm vi kinh tế chứa đựng nhiều rủi ro khó kiểm soát của các chính phủ, ví dụ như vấn đề phát triển kinh tế bền vững.
Lời giải ý 2
1. Nội dung câu hỏi
Dựa vào kiến thức đã học, sưu tầm các tư liệu, số liệu về toàn cầu hóa, khu vực hóa và trao đổi, thảo luận về:
- Cơ hội và thách thức của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển.
2. Phương pháp giải
- Tìm hiểu các thông tin qua sách, báo, internet,...
- Suy nghĩ, thảo luận theo nhóm đôi hoặc nhóm ba.
3. Lời giải chi tiết
- Cơ hội của khu vực hóa đối với các nước đang phát triển:
+ Phát huy được lợi thế so sánh để phát triển:
• Bằng lợi thế vốn có về tài nguyên, lao động, thị trường, các ngành công nghiệp nhẹ, du lịch, dịch vụ,... các nước đang phát triển có thể tham gia vào tầng thấp và trung bình của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu với cơ cấu kinh tế có các ngành sử dụng nhiều lao động, nhiều nguyên liệu, cần ít vốn đầu tư, công nghệ trung bình tiên tiến tạo ra những hàng hoá - dịch vụ không thể thiếu trong cơ cấu hàng hoá - dịch vụ trên thị trường khu vực.
• Cơ hội đặt ra như nhau đối với các nước đang phát triển, phụ thuộc vào nhân tố chủ quan, nội lực của mỗi nước → Tận dụng tự do hoá thương mại, thu hút đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội.
+ Tăng nguồn vốn đầu tư:
• Tạo cơ hội cho các nước đang phát triển thu hút được nguồn vốn bên ngoài cho phát triển trong nước.
• Thiết lập một cơ cấu kinh tế và đầu tư nội địa hợp lý để định hướng thu hút đầu tư nước ngoài → Tạo ra sự biến đổi và gia tăng cả về lượng và chất dòng luân chuyển vốn vào các nước đang phát triển.
+ Nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ:
• Có điều kiện tiếp cận và thu hút những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới → Nâng dần trình độ công nghệ sản xuất của các nước.
• Nâng cao trình độ quản lý và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế các nước đang phát triển.
+ Mở rộng kinh tế đối ngoại:
• Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế trở thành xu hướng tất yếu và diễn ra hết sức mạnh mẽ do sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
• Khu vực hóa đang diễn ra với tốc độ cao, càng đòi hỏi mạnh mẽ việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
+ Cơ sở hạ tầng được tăng cường: tạo ra cơ hội để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, về bưu chính viễn thông, về điện, nước... ở các nước đang phát triển.
- Một số thách thức:
+ Sinh ra sự cạnh tranh giữa các quốc gia sở hữu trình độ công nghệ và chi phí tương đồng.
+ Làm giảm tầm quan trọng của các hàng hóa sơ chế, lao động không kỹ năng và các mặt hàng công nghệ thô → Các nước đang phát triển, trước đây được coi là giàu có, được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên nay lại trở thành những nước nghèo.
+ Xuất phát điểm và sức mạnh của mỗi quốc gia khác nhau, nên cơ hội và rủi ro cũng nhau. Nền kinh tế của các nước đang phát triển dễ bị thua thiệt nhiều hơn, càng phải phá bỏ hàng rào bảo hộ thì thách thức đối với các nước đang phát triển càng lớn.
+ Việc chuyển dịch những ngành đòi hỏi hàm lượng lao động cao, lượng tiêu thụ tài nguyên lớn,... gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên,...
A
Chương 3. Cacbon-Silic
Unit 11: Careers
Chủ đề 4. Dòng điện. Mạch điện
Chủ đề 7: Chiến thuật cá nhân
SGK Địa lí Lớp 11
SGK Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Địa lí 11
SBT Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Cánh Diều
SBT Địa lí 11 - Cánh Diều
SGK Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 11
SBT Địa lí Lớp 11
Tập bản đồ Địa lí Lớp 11