Đề bài
Trong bài thơ "Truyện cổ nước mình" Lâm Thị Mỹ Dạ có viết: " Ở hiền thì lại gặp hiền, Người ngay thì được phật, tiên độ trì" Em hãy kể lại một truyện cổ tích trong đó có cảnh “ Người ngay thì được phật, tiên độ trì "
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Con hãy kể lại chuyện theo dàn bài sau:
- Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện (nêu tên truyện, nội dung chính của truyện, các nhân vật trong truyện)
- Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện
- Kết bài: Ý nghĩa của câu chuyện, cảm nghĩ về câu chuyện.
Lời giải chi tiết
CÂY TRE TRĂM ĐỐT
Phú ông luôn luôn nói và hứa với anh trai cày: "Mày hãy chăm chỉ làm ăn thì tao sẽ gả cô mày cho”.
Anh trai cày mừng lắm, chẳng quản nắng mưa, ra sức cày sâu cuốc bẫm. Qua ba năm, phú ông ngày một giàu thêm. Cô con gái của phú ông ngày một thêm xinh đẹp. Anh trai cày phấp phóng mừng thầm. Nhưng phú ông đã nuốt lời hứa đem cô gái gả cho con trai một gia đình giàu có nhất nhì trong làng. Đến hôm sắp cưới, phú ông còn lừa anh trai cày một mẻ nữa:
- Mọi việc đã sẵn sàng. Bây giờ mày hãy lên rừng đốn một cây tre trăm đốt đem về làm đũa ăn cưới thì ta cho mày lấy cô mày ngay. Đi nhanh lên!
Tin là thật, anh trai cày vác dao đi vào rừng. Anh ta lặn lội từ rừng nọ qua rừng kia, từ lũng này qua lũng khác, bụng đói, miệng khát, chân mỏi mà vẫn không tìm được một cây tre trăm đốt nào! Thất vọng quá, anh ta ngồi khóc hu hu. Bỗng có một cụ già râu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào chống gậy trúc đi tới.
- Làm sao mà cháu khóc? Hãy nói cho lão nghe.
Anh trai cày lễ phép thưa rõ đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, ông lão bảo anh đi chặt ngay một trăm đốt tre đem lại. Ông lão bảo anh đọc ba lần: “Khắc nhập! Khắc nhập! Khắc nhập!”. Tức thì các đốt tre tự nhiên dính vào nhau thành một cây tre dài trăm đốt. Cụ già đã biến mất lúc nào. Anh trai cày hí hoáy mãi rồi lại ngồi khóc, vì anh ta không thể nào đưa cây tre dài ra khỏi rừng. Cụ già lại hiện lên, nhẹ nhàng bảo anh đọc ba lần: “Khắc xuất! Khắc xuất! Khắc xuất!”. Cây tre lại rời ra từng đốt một. Anh chưa kịp nói lời cảm ơn thì ông lão đã biến mất.
Anh vội vàng bó các đốt tre lại thành hai bó lớn rồi gánh chạy như bay về nhà phú ông. Anh ngạc nhiên thấy hai họ nhà trai, nhà gái đang ăn uống linh đình và sắp rước dâu. Anh giận lắm! Phú ông cười nói với anh: “Tôi cần cây tre trăm đốt, chứ không cần hai bó ống tre này!” Anh trai cày liền xếp các ống tre lại, rồi khẽ đọc: “Khắc nhập!...”. Tức thì cây tre dài trăm đốt có ngay. Phú ông thấy lạ chạy đến, anh lại khẽ đọc câu thần chú, lão ta liền bị dính chặt vào cây tre, sợ quá, kêu toáng lên. Lão thông gia vội chạy đến cứu. Anh lại khẽ đọc: “Khắc nhập!..”, thế là lão này cũng bị dính chặt vào cây tre, kêu trời lên ầm ĩ. Quan khách hai họ sợ quá! Người thì bỏ về, người thì chạy đến van lạy anh trai cày. Phú ông van lạy hết lời xin tha và hứa cho anh trai cày làm lễ cưới con gái mình.
Lúc bấy giờ, anh trai cày mới khẽ đọc: “Khắc xuất! Khắc xuất! Khấc xuất". Cây tre trăm đốt rời ra. Hai lão kia được giải thoát.
Về truyện này mà trong dân gian đến nay vẫn lưu truyền câu ca:
“Chê ta rồi lại lấy ta.
Tuy là đứa ở nhưng mà có công"
TIẾNG VIỆT 4 TẬP 2
Bản 2
Bài 5. Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938)
Chủ đề 2. Thủ công kĩ thuật
Chủ đề 7. Quý trọng đồng tiền
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4