Câu 1 trang 22
1. Nội dung câu hỏi
Cho hình dưới đây:
a) Ghép tên các con sông sau vào đúng vị trí được đánh số trong lược đồ.
b) Cho biết sông Hồng bắt nguồn từ đâu và đổ ra đâu.
c) Đọc tên các sông lớn cung cấp nước cho sông Hồng.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức Bài 8 Lịch sử và Địa lí 4 Cánh Diều
3. Lời giải chi tiết
♦ Yêu cầu a) (1) Sông Hồng; (2) Sông Lô; (3) Sông Đà
♦ Yêu cầu b) Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc và đổ ra vịnh Bắc Bộ (Biển Đông).
♦ Yêu cầu c) Các sông lớn cấp nước cho sông Hồng là: Sông Lô, sông Đà.
Câu 2 trang 23
1. Nội dung câu hỏi
Đọc đoạn thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.
Sông Hồng là dòng sông lớn ở miền Bắc Việt Nam. Trải qua hàng vạn năm, phù sa của sông Hồng đã không ngừng bồi tự, tạo nên vùng Đồng bằng sông Hồng trù phú. Lưu vực sông Hồng cũng là địa bàn chính xuất hiện nền
văn minh đầu tiên của người Việt. Tên gọi sông Hồng xuất phát từ thực tế nước sông có màu đỏ phù sa. Ngoài ra, sông Hồng còn có các tên gọi khác như: sông Cái, Hồng Hà, Nhị Hà (hoặc Nhĩ Hà), sông Thao,...
a) Giải thích tên gọi của sông Hồng?
b) Đoạn thông tin trên nói đến vai trò gì của sông Hồng?
c) Tìm hiểu và giới thiệu về một tên gọi khác của sông Hồng
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức Bài 8 Lịch sử và Địa lí 4 Cánh Diều
3. Lời giải chi tiết
♦ Yêu cầu a) Tên gọi của sông Hồng vì nước sông có màu đỏ.
♦ Yêu cầu b) Đoạn thông tin trên nói đến vai trò bồi đắp phù sa, tạo nên đồng bằng sông Hồng.
♦ Yêu cầu c) Sông Thao là dòng chính của sông Hồng, bắt nguồn từ Trung Quốc, vào Việt Nam ở tỉnh Lào Cai, chảy đến ngã ba Bạch Hạc ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ thì hợp lưu với sông Đà và sông Lô. Tại Việt Nam, sông
chảy qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Phú Thọ.
Câu 3 trang 23
1. Nội dung câu hỏi
a) Ghép các từ cho sẵn vào chỗ chấm (...) đã được đánh số trong đoạn tư liệu dưới đây.
A. Lạc hầu. B. 15 bộ. C. Văn Lang. D. Lạc tướng.
“Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là ...(1)..., chia nước làm ...(2)... Đặt tướng văn gọi là ...(3)..., tướng võ gọi là ...(4).... (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,
1998, tr.133)
b) Cho biết đoạn tư liệu trên nói đến thành tựu nào của văn minh sông Hồng.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức Bài 8 Lịch sử và Địa lí 4 Cánh Diều
3. Lời giải chi tiết
♦ Yêu cầu a) Ghép: (1) Văn Lang; (2) 15 bộ; (3) Lạc hầu; (4) Lạc tướng
♦ Yêu cầu b) Cho biết đoạn tư liệu trên nói đến thành tựu: hình thnahf nhà nước Văn Lang của nền văn minh sông Hồng
Câu 4 trang 23
1. Nội dung câu hỏi
Hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây về một số thành tựu tiêu biểu, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nền văn minh sông Hồng.
Thành tựu tiêu biểu | |
Đời sống vật chất | |
Đời sống tinh thần |
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức Bài 8 Lịch sử và Địa lí 4 Cánh Diều
3. Lời giải chi tiết
Thành tựu tiêu biểu | - Ra đời nhà nước đầu tiên (cách ngày nay khoảng 2700 năm). - Thành Cổ Loa. - Trống đồng Đông Sơn. |
Đời sống vật chất | - Lương thực chính là gạo nếp, gạo tẻ. - Ở nhà sàn, nam thường đóng khố, mình trần; nữ thường mặc váy, áo yếm; di chuyển chủ yếu trên sông bằng thuyền. |
Đời sống tinh thần | - Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người có công,… - Tổ chức lễ hội. |
Câu 5 trang 24
1. Nội dung câu hỏi
Quan sát các hình dưới đây và trả lời câu hỏi.
a) Sông Hồng hiện nay đang đứng trước những nguy cơ gì?
b) Nêu một số biện pháp để giữ gìn giá trị của sông Hồng.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức Bài 8 Lịch sử và Địa lí 4 Cánh Diều
3. Lời giải chi tiết
♦ Yêu cầu a) Sông Hồng đang đứng trước nhiều nguy cơ như: sạt lở hai bên bờ, ô nhiễm nguồn nước,...
♦ Yêu cầu b) Một số biện pháp để giữ gìn giá trị của sông Hồng: tuyên truyền người dân không xả rác, nước thải chưa qua xử lí ra sông, xử lí nghiêm việc khai thác cát sỏi trái phép,...
Câu 6 trang 24
1. Nội dung câu hỏi
Quan sát các hình dưới đây và trả lời câu hỏi.
a) Nêu một số giá trị của sông Hồng.
b) Theo em, cần làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của sông Hồng?
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức Bài 8 Lịch sử và Địa lí 4 Cánh Diều
3. Lời giải chi tiết
♦ Yêu cầu a) Một số giá trị của sông Hồng như: giao thông vận tải, du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ lợi,..
♦ Yêu cầu b) Để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của sông Hồng, chúng ta cần:
- Không đổ rác và nước thải ra sông Hồng.
- Giữ gìn cảnh quan hai bên bờ sông.
- Không khai thác cát sỏi trái phép để tránh sạt lở bờ sông
Bài tập cuối tuần 16
Bài 25. Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789)
Cùng em học toán lớp 4 tập 2
Chủ đề 4. Các đơn vị đo đại lượng
Bài tập cuối tuần 26
SGK Lịch sử và Địa lí Lớp 4
SGK Lịch sử và Địa lí 4 - Cánh Diều
VBT Lịch sử và Địa lí 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử và Địa lí 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử và Địa lí 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Lịch sử và Địa lí 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Vở bài tập Lịch sử Lớp 4
Vở bài tập Địa lí Lớp 4