/

/

Cách để đạt điểm cao khi viết Văn phân tích bài thơ Chiều tối - Hồ Chí Minh

Admin FQA

26/12/2022, 16:58

1016

Chiều tối - Một trong những bài thơ hay của chủ tịch Hồ Chí Minh được đưa vào sách giáo khoa Văn 11. Bài thơ này là một trong số ít những tác phẩm của Hồ Chí Minh được đưa vào chương trình dạy học (ngoại trừ các tác phẩm chính luận) thể hiện tâm hồn và tài năng của Bác. 

Cùng phân tích Chiều tối để hiểu hơn về cuộc đời và tài năng của Hồ Chí Minh - Nhà lãnh đạo vĩ đại của dân tộc Việt Nam nhé!

Trước khi phân tích hay lập dàn ý, các em cần hệ thống lại những kiến thức, thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm. Nhắc đến Hồ Chí Minh, các em thường chỉ nghĩ đến sự nghiệp cách mạng của Bác mà quên đi, Bác cũng là một nhà thơ lớn của nền Văn học Việt Nam. Ở đây, cô sẽ nhắc lại những kiến thức quan trọng nhất mà các em cần ghi nhớ. 

Chiều tối - Hồ Chí Minh

Tác giả

Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Sinh ra và lớn lên tại gia đình Nho học ở Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An. Hồ Chí Minh là con người thông minh, ham học hỏi từ bé. Bác chính là vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại của dân tộc Việt Nam và là danh nhân văn hóa thế giới.

Hồ Chí Minh là nhà văn, nhà thơ có phong cách nghệ thuật thống nhất  về cả mục đích, quan điểm và nguyên tắc sáng tác. Tất cả các sáng tác đều chú trọng tính chân thực và tính dân tộc. Đồng thời coi mỗi tác phẩm là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Viết cho đối tượng nào sẽ là yếu tố quyết định quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

Sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh rất đa dạng và phong phú, mỗi thể loại sẽ có một phong cách khác nhau. Tất cả đều là di sản văn học của dân tộc Việt Nam. Một số tác phẩm nổi bật như: 

  • Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập(1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…
  • Truyện và kí: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu(1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…
  • Thơ ca: Nhật kí trong tù (viết trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch từ 1942 – 1943), chùm thơ viết ở Việt Bắc từ 1941 – 1945.

Tác phẩm

Chiều tối - Bài thơ số 31 nằm trong tập Nhật ký trong tù Hồ Chí Minh. Bài thơ được sáng tác vào vào cuối mùa thu năm 1942. Chiều tối là những sáng tác bất chợt khi Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong suốt 13 tháng. Lúc này là khi Bác đang trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.

Cả bài thơ là cảnh hoàng hôn rực rỡ trên đường chuyển nhà giam. Bên cạnh đó là cảnh sinh hoạt bình dị, gần gũi của con người nơi đây. Qua đó còn thấy được tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và sự lạc quan của tác giả. 

Phần trên cô đã đưa những thông tin sơ lược và khái quát nhất tác giả và tác phẩm. Để phân tích được tác phẩm, các em cần hiểu rõ nội dung, bố cục của bài thơ. Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Khái quát về bài thơ “Chiều tối”

  • Xuất xứ: Trích trọng tập Nhật ký trong tù Hồ Chí Minh, bài số 31
  • Hoàn cảnh sáng tác: Cuối mùa thu năm 1942, trên đường Bác chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.
  • Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
  • Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
  • Bố cục: 2 phần - Bức tranh thiên nhiên (2 câu đầu) và Bức tranh con người lao động sinh hoạt (2 câu cuối)
  • Ý nghĩa nhan đề: Mộ - Tiếng Hán, từ chỉ sự thay đổi, chuyển giao giữa ngày và đêm, khi ngày tàn, bóng tối đang cắn nuốt ánh sáng. Thời khắc mọi người quay về nhà, gia đình sum họp, gợi lên cảm giác cô đơn, buồn bã cho những người con xa xứ
  • Nghệ thuật: Kết hợp hài hòa giữa hai bút pháp cổ điển và hiện đại. Sử dụng ngôn ngữ hàm súc, hình tượng thơ luôn vận động

Để viết phân tích bài thơ Chiều tối sau khi hiểu được những nội dung cơ bản, các em cần đi sâu vào từng lời thơ. Hãy phân tích những từ ngữ dùng trong tác phẩm để viết Văn. Ngoài ra, có thể liên hệ với những sáng tác khác của Hồ Chí Minh để mở rộng nội dung phân tích. 

Các em có thể tham khảo dàn ý dưới đây để viết bài phân tích nghị luận tác phẩm Chiều tối đủ ý và dễ được điểm cao nhé!

Hướng dẫn lập dàn ý phân tích “Chiều tối”

Mở bài

  • Giới thiệu sơ lược về tác giả, nêu cảm nhận chung về tác phẩm

Đối với những người yêu thích sự yên bình, chiều tối là thời điểm hòa mình vào thiên nhiên và tìm kiếm sự bình yên trong lòng. Còn trong tác phẩm của Hồ Chí Minh, “Chiều tối” là thời điểm vạn vật tìm chốn quay về, nhưng lại gợi lên sự cô đơn, nhớ quê nhà của những người con xa xứ. Đây là bài thơ số 31, nằm trong tập Nhật ký trong tù Hồ Chí Minh, được tác giả sáng tác trong thời điểm bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch từ 1942 – 1943. “Chiều tối” là sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ của Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng cho người đọc hiểu rõ hơn về tâm hồn tinh tế, tinh thần lạc quan của Hồ Chí Minh  

Thân bài

  • Giới thiệu chung về nội dung tác phẩm
  • Phân tích khái quát ý nghĩa nhan đề
  • Đi vào phân tích từng câu thơ. Phân tích theo bố cục bài viết: 2 phần (2 câu đầu - 2 câu cuối)

“Chiều tối” là sáng tác được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi nhưng cho người đọc thấy được không chỉ tình cảnh tác giả, không gian thiên nhiên, hình ảnh con người sinh hoạt mà còn là thế giới tinh thần mạnh mẽ, lạc quan của tác giả. 

Chiều tối là từ được phiên âm ra theo tiếng Hán. Tên trong sáng tác của Hồ Chí Minh là “Mộ”. Một từ hán Việt chỉ thời khắc giao hòa giữa ban ngày và ban đêm. Đây là thời điểm đặc biệt trong ngày, không phải ban ngày nhưng cũng không phải buổi tối. Thời điểm con người chuẩn bị kết thúc một ngày làm việc và chuẩn bị về nghỉ ngơi. Đây cũng là thời điểm vạn vật đều sẽ tìm nơi trú ẩn, quay về với gia đình, tổ ấm. Chính vì vậy, nó cũng gợi lên trong lòng đọc giả nhiều suy nghĩ hơn.  Chính việc đặt tên tác phẩm đã cho người đọc thấy được tâm trạng và nỗi niềm tác giả khi sáng tác bài thơ này.

Nhà soạn sách sử dụng từ “Chiều tối” tuy sát nghĩa nhưng lại không thể hiện hết dụng ý của tác giả. Ý tại ngôn ngoại. “Tối” làm mất đi tính hàm súc, dụng ý kín đáo của tác giả. 

2 câu đầu - Bức tranh thiên nhiên

Phiên âm

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không

Dịch nghĩa

Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,

Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không;

Dịch thơ

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;

  • Hình ảnh: quyên điểu - cánh chim chiều mỏi mệt đang tìm về chốn ngủ. Đại diện cho vạn vật đang xoay vần theo quy luật cuộc sống, chiều đến sẽ trở về với trạng thái nghỉ ngơi. Cánh chim cũng giống như chủ thể trong bài thơ, đều mệt mỏi: chim bay liên tục, người tù cũng đi không nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu cánh chim đang quay lại tổ ấm thì con người lại không có động lực để cất bước. Đón chờ phía trước là nhà thu khác chứ không phải chốn về mà chủ thể mong muốn. Qua đó, người đọc còn thấy được cả nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người con bị tù đày nơi xứ người
  • Hình ảnh chòm mây: cô vân “mạn mạn” - Lững lờ trên tầng không, cũng giống như con người cô đơn giữa núi rừng bao la. Hai câu thơ dịch chưa sát nghĩa với phiên âm. “Mạn mạn”, ‘“độ thiên không” trạng thái lẻ loi, đơn côi, lững lờ của đám mây trên trời. Chú ý đến biên độ trôi “mạn mạn”, chậm thật chậm.  
  • Biện pháp tu từ: tả cảnh ngụ tình, bút pháp ước lệ (hình ảnh chim bay về núi chỉ thời gian chiều tối)

Tất cả những hình ảnh trong 2 câu thơ đều được chọn lọc nói lên cái đẹp của cảnh nhưng tĩnh lặng, u buồn nơi lòng người. Cho người đọc thấy được hình ảnh con người với nét đơn sơ, giản dị, đôi phần cô đơn nơi núi rừng. 

2 câu sau - Bức tranh sinh hoạt của con người

Phiên âm

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.

Dịch nghĩa

Thiếu nữ xóm núi xay ngô,

Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ.

Dịch thơ

Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết, lò than đã rực hồng.

  • Hình ảnh con người hăng say lao động, chân thật, giản dị. “thiếu nữ ma bao túc”. Phân tích từ “thiếu nữ”, không sử dụng từ “cô em” - Không thể hiện hết sự hồn nhiên, ngây thơ, dụng ý về nét đẹp khỏe khoắn của tác giả. 
  • Biện pháp tu từ: Điệp vòng + đảo từ “ma bao túc”- “bao túc ma” - Nối từ câu thứ 3 sang câu thứ 4. Thể hiện sự tuần hoàn của thời gian, công việc hàng ngày con người nơi xóm núi
  • Sử dụng “nhãn tự”: “hồng” - điểm sáng của toàn bài thơ. Nét chấm phá tăng thêm màu sắc, sức mạnh cho toàn bộ không gian và con người trong bài thơ. Không chỉ thể hiện rõ sự vận động của thời gian, “lô dĩ hồng” còn giúp nâng cao tinh thần người tù đang cất bước đường xa.

Hai câu cuối thể hiện bức tranh sinh hoạt đơn giản của con người nơi núi rừng. Đây không chỉ là hình ảnh mà tác giả chứng kiến, nó còn là niềm mong ước của tác giả và toàn nhân loại. Ai cũng muốn hưởng thụ cuộc sống bình dị, đơn giản, sáng đi làm, tối về quây quần bên gia đình và bếp lửa hồng. 

Cả bài thơ khép lại trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và hình ảnh lò than hồng. Đây không chỉ là ngọn lửa tả thực mà còn là ngọn lửa trong lòng tác giả. Ngọn lửa của niềm tin, lạc quan, ngọn lửa về ngày giải phóng dân tộc trong trái tim Bác. 

Bài thơ được viết theo chiều vận động tích cực đi lên. Từ tối đến sáng, từ buồn đến vui, từ lạnh lẽo cô đơn đến ấm nồng. Từ con người mệt mỏi đến ánh “hồng” rực sáng trong tim. 

Kết bài

  • Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 

“Chiều tối” là bài thơ được sử dụng khả năng miêu tả tinh tế, dùng từ hàm súc, ý tại ngôn ngoại kết hợp cùng màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại của tác giả. Đồng thời, tác giả cũng đã sử dụng thể thơ luật Đường Khá nhuần nhuyễn, cùng bút pháp chấm phá để tả cảnh, lấy động tả tĩnh, đặc biệt là lấy cảnh tả tình. “Mộ” của Hồ Chí Minh đã cho người đọc thấy được một tinh thần thép, tâm hồn lạc quan của tác giả. Con người giữa hoàn cảnh bị tù đày, mệt mỏi khi phải chuyển hết nhà lao này đến nhà lao khác nhưng vẫn luôn nhìn đời bằng con mắt đầy yêu thương và tích cực. Đây chính là điểm tạo nên sức hấp dẫn trong các sáng tác của Hồ Chí Minh. 

Trên đây là dàn ý giúp các em có thể phân tích bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh một cách đầy đủ nhất. Hãy kết hợp cùng giọng Văn của mình và dàn ý trên để có được một bài phân tích tác phẩm thật hay và đạt điểm cao nhé!

Theo dõi cô nếu các em cần bài văn mẫu chi tiết cho tác phẩm này nhé!


 

Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bài viết liên quan
new
Thang điểm IELTS 2024 được tính như thế nào?

Trong bài thi IELTS, các kỹ năng tiếng Anh của bạn được đánh giá dựa trên một thang điểm từ 0 đến 9, trong đó mỗi điểm tương ứng với một trình độ tiếng Anh nhất định.

Admin FQA

23/07/2024

new
Tất tật những điều cần biết về chứng chỉ Vstep

Đa phần người trẻ hiện nay đều hiểu rõ tầm quan trọng của tiếng Anh và luôn cố gắng để nâng cao trình độ sử dụng ngôn ngữ này. Các chứng chỉ, trong đó có VSTEP, chính là “thước đo” về năng lực ngoại ngữ của sinh viên. Nhiều bạn đã nỗ lực không ngừng để đạt được những thành quả mong muốn trong bối cảnh hội nhập. Vậy VSTEP là gì? dành cho đối tượng nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Admin FQA

23/07/2024

new
Hàn Mặc Tử - nhà thơ trữ tình gợi cảm trong đau thương

Hàn Mặc Tử được đánh giá là một trong những nhà thơ lớn nhất của Việt Nam thế kỷ XX. Thơ của ông đã góp phần làm phong phú thêm nền thơ ca hiện đại Việt Nam và có sức ảnh hưởng lớn đến các thế hệ nhà thơ sau này.

Admin FQA

22/07/2024

new
Cụm động từ quen thuộc bắt đầu bằng chữ T mà bạn cần biết

Khám phá các cụm động từ quen thuộc bắt đầu bằng chữ "T" trong tiếng Anh, bao gồm định nghĩa và ví dụ minh họa chi tiết. Bài viết giúp bạn nắm vững và sử dụng các cụm động từ này một cách hiệu quả.

Admin FQA

15/05/2024

new
10 từ điển tiếng Anh online tốt nhất hiện nay

Hiện nay, từ điển online đang trở thành loại từ điển hữu hiệu nhất và được nhiều người sử dụng. Nhưng làm sao để chọn được loại từ điển uy tín? Thì không phải là dễ. Do đó, FQA.vn xin giới thiệu tới các bạn 10 từ điển tiếng Anh online tốt nhất hiện nay ở bài viết dưới đây, nhằm giúp các bạn dễ dàng lựa chọn.

Admin FQA

08/05/2024

new
Tổng hợp kinh nghiệm khi giải bài tập toán lớp 8

Toán lớp 8 là một trong những môn quan trọng bậc nhất ở bậc THCS, nó xuyên suốt cả khoảng thời gian dài học tập và công việc sau này. Đặc biệt là các em bước vào năm học lớp 8 thì càng phải tập trung học môn toán hơn bao giờ hết, bởi đây là một trong những năm tạo dựng nền tảng kiến thức vững chắc phục vụ cho các năm học tiếp theo để ôn thi vượt cấp, tốt nghiệp, đại học. Để bứt phá điểm số môn Toán trong năm học lớp 8 này, các bạn học sinh có thể tham khảo và áp dụng những kinh nghiệm để giải bài tập Toán 8 hiệu quả mà FQA đã tổng kết dưới đây!

Admin FQA

07/05/2024

Bạn muốn xóa bình luận
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi