Đơn vị đo khối lượng lớp 4 , phần kiến thức rất quan trọng để các em có thể áp dụng sau này. Không chỉ học ở lớp 4 mà lên các lớp lớn hơn, bảng công thức đo khối lượng này vẫn đúng. Không chỉ dùng trong Toán học, đơn vị đo khối lượng còn được áp dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Cùng cô tổng hợp và ghi nhớ đơn vị đo khối lượng lớp 4. Cũng như áp dụng kiến thức này vào làm bài tập ngay nhé!
Đơn vị đo khối lượng là gì?
Đơn vị là một đại lượng dùng để đo, được sử dụng trong các lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học và trong cuộc sống.. Trong hệ đo lường cơ bản của chúng ta, đơn vị đo khối lượng chính là kilogram (kg).
Cũng có một số đơn vị khác được sử dụng để đo khối lượng, bao gồm: gram (g), ons (oz), pound (lb). Tuy nhiên, trong hệ đo lường chuẩn Quốc tế (SI), kilogram là đơn vị chính.
Bài 19: bảng đơn vị đo khối lượng lớp 4
Để biết cách quy đổi các đơn vị đo khối lượng, các em cần học thuộc bảng dưới đây nhé!
Lớn hơn ki-lô-gam | Ki-lô-gam | Bé hơn Ki-lô-gam | ||
tấn | tạ | yến | kg | g |
1 tấn = 10 tạ = 1000kg | 1 tạ = 10 yến = 100kg | 1 yến = 10kg | 1kg = 1000g | 1g |
Trong đó:
- Đơn vị đo khối lượng có giá trị giảm dần 10 lần từ trái sang phải theo thứ tự sau đây: Tấn > Tạ > Yến > Kg (kilogam) > gr (gam hoặc gram)
Bảng đơn vị đo khối lượng lớp 4 trang 24, cách đổi
Đơn vị đo khối lượng được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày và trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Chẳng hạn như:
- Đo lượng các loại thực phẩm khi nấu ăn hoặc khi mua sắm tại các siêu thị.
- Đo lượng nhiên liệu xăng hay dầu cho xe cộ.
- Đo lượng các loại vật liệu khi xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa.
- Đo lượng các loại hàng hóa khi vận chuyển bằng xe tải hoặc máy bay.
- Đo lượng các loại hàng hóa khi đăng ký hàng hóa cho các chuyến du lịch hoặc khi đăng ký hàng hóa cho các chuyến bay
- Ngoài ra, đơn vị đo khối lượng cũng được sử dụng trong các ngành nghề khác như công nghệ sinh học, y học, khoa học vũ trụ và nhiều ngành nghề khác.
Cách quy đổi đơn vị đo khối lượng được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống
Với những chia sẻ trên, các em sẽ lập được mối liên hệ về cách quy đổi giữa các đơn vị đo khối lượng. Ngoài ra, cần nhớ những công thức này để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. Cụ thể:
- 1 lạng = 1/10kg mà 1kg = 1000g nên 1 lạng = 100g
- 1 lạng = 1/10 cân (tức 1/10kg).
- 1 cân = 1 kg (1 cân bằng 1 kg) = 0.1 yến = 0.01 tạ = 0.001 tấn
- 1 cân = 10 lạng
- 1 cân = 1kg = 1000 gam
Bài tập về đơn vị đo khối lượng lớp 4
Nắm rõ những kiến thức về đơn vị đo khối lượng lớp 4 thì việc áp dụng để làm bài tập không hề khó. Về kiến thức này, hiện sẽ có những dạng đề bài như sau:
Dạng 1: Đổi đơn vị đo khối lượng
- Sử dụng bảng công thức được chia sẻ ở trên
- Chú ý hai đơn vị đo kích thước liền kề nhau có giá trị to hơn 10 lần đơn vị bé.
Ví dụ: Đổi các đơn vị sau:
- 5kg500g = 5500g
- 1 yến 9kg = 19kg
- 2 tấn 5 tạ = 2500kg
Dạng 2: Một số phép tính với đơn vị đo khối lượng
- Khi thực hiện phép tính nhân hoặc chia các khối lượng có đơn vị đo bằng nhau, các em thực hiện tương tự như các phép tính với số nguyên, sau đó thêm đơn vị đo vào cuối cùng để cho kết quả chính xác
- Khi thực hiện phép tính có thêm theo nhiều đơn vị đo khác nhau thì đầu tiên chúng ta cần đổi lại thành 1 đơn vị và từ đấy thực hiện tính thông thường.
- Khi cộng hoặc trừ một đơn vị đo khối lượng giống nhau, các em thực hiện như phép tính các số tự nhiên, sau đó thêm đơn vị đo vào cuối cùng để cho kết quả chính xác
Ví dụ: Thực hiện tính
- 3hg + 163g = 300g + 163g = 463g
- 61 yến x 4 = 244 yến
- 2kg – 1773g = 2000g – 1773g = 227g
- 3696kg : 24 = 154kg
Dạng 3: So sánh các đơn vị đo khối lượng
- Khi so sánh các đơn vị đo với nhau, ta so sánh tương tự như so sánh hai số thực.
- Khi so sánh các đơn vị đo với nhau, đầu tiên ta lại đổi sang cùng 1 đơn vị đo sau đó thực hiện so sánh thông thường.
Ví dụ: So sánh số sau:
- 1 tạ 5kg < 260kg
Dạng 4: Toán học có lời văn
- Xem kĩ đề bài, phân biệt rõ ràng giữa công thức và những phép tính có trong bài toán
- Đổi đơn vị (nếu cần thiết) .
- Làm bài toán và viết lời giải.
Ví dụ: Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 5 tạ gạo, ngày thứ hai bán được 12 yến 5kg gạo. Hỏi cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo sau hai ngày?
Lời giải:
Tóm tắt:
Ngày thứ nhất: 5 tạ gạo
Ngày thứ hai: 12 yến 5kg gạo
Cả hai ngày:…?kg gạo
Bài làm
Đổi 5 tạ = 500kg, 12 yến 5kg = 125kg
Cả hai ngày cửa hàng bán được số ki-lô-gam gạo là:
500 + 125 = 625 (kg)
Đáp số: 625kg gạo
Nhìn chung, đơn vị đo khối lượng lớp 4 và các bài tập liên quan không quá phức tạp. Tuy nhiên, có nhiều đơn vị đo khiến các em có thể nhầm lẫn trong quá trình giải Toán. Để tránh bị tính sai, hãy nhớ bảng quy đổi đơn vị đo trong bài chia sẻ nhé!
Thi Toán 10 điểm không khó khi các em biết cách hệ thống kiến thức và ghi nhớ chúng!