Trong chương trình toán 4, các em sẽ được học về hình bình hành. Admin đã có một bài viết chia sẻ về công thức tính diện tích hình bình hành rồi. Trong bài viết ngày hôm nay, các em sẽ cùng Admin đi tìm hiểu chuyên sâu về công thức tính chu vi hình bình hành, các dạng bài tập và phương pháp giải của chúng. Cùng bắt đầu nội dung thú vị ngày hôm nay thôi nào!
Muốn tính chu vi hình bình hành lớp 4 ta áp dụng công thức sau
Chu vi hình bình hành được tính bằng tổng độ dài của 4 cạnh. Hiểu theo cách khác thì chu vi hình bình hành chính bằng 2 lần của tổng cặp cạnh kề nhau bất kỳ trong hình bình hành. Công thức tổng quát như sau:
C = 2 x (a + b)
Trong đó:
- C là kí hiệu của chu vi hình bình hành
- a là độ dài 1 cạnh bất kỳ trong hình bình hành
- b là độ dài cạnh liền kề với cạnh a trong hình bình hành.
Công thức tính chu vi hình bình hành
Ví dụ: Cho một hình bình hành ABCD, với độ dài 2 cạnh liền kề lần lượt là 4m và 6m. Hãy tính chu vi của hình bình hành ABCD này?
Giải:
Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành vào hình bình hành ABCD ta có:
C = 2 x (a + b) = 2 x ( 4 + 6) = 20 (m)
Vậy chu vi của hình bình hành ABCD là 20m.
Các dạng bài về tính chu vi hình bình hành
Trong chương trình toán lớp 4, các em sẽ gặp nhiều dạng bài liên quan đến chu vi hình bình hành. Phương pháp giải của từng dạng này như thế nào? Admin sẽ chia sẻ chi tiết qua thông tin dưới đây:
Dạng 1: Biết độ dài các cạnh, hãy tính chu vi hình bình hành
Đây là dạng bài cơ bản nhất để các em ghi nhớ được công thức tính chu vi hình bình hành. Phương pháp giải cực kỳ đơn giản, các em cứ áp công thức tính chu vi hình bình hành chuẩn vào là sẽ có kết quả ngay.
Dạng 1: Biết độ dài các cạnh, hãy tính chu vi hình bình hành
Ví dụ: Cho một mảnh đất hình chữ nhật với độ dài của 2 cạnh liền kề bất kỳ lần lượt là 20m và 30m. Hãy tính chu vi của mảnh đất hình bình hành này.
Giải:
Theo đề bài ta có: a = 20m, b = 30m
Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ta có:
C = 2 x (a + b) = 2 x (20 + 30) = 100 (m)
Vậy chu vi của mảnh đất hình bình hành là 100m.
Dạng 2: Biết chu vi hình bình hành, hãy tính độ dài của các cạnh
Dạng này so với dạng đầu tiên sẽ khó hơn một chút, nâng cao hơn một chút khi các em phải biến đổi công thức để tìm ra độ dài cạnh của hình bình hành từ công thức gốc là tính chu vi hình bình hành. Cụ thể công thức biến đối để tính độ dài cạnh hình bình hành như sau:
C = 2 x (a + b) => a = c/2 - b hoặc b = c/2 - a
Dạng 2: Biết chu vi hình bình hành, hãy tính độ dài của các cạnh
Ví dụ: Cho một hình bình hành ABCD có chu vi bằng 48cm. Biết rằng độ dài cạnh AB dài hơn độ dài của cạnh BD là 4cm. Hãy tính độ dài của các cạnh hình bình hành ABCD.
Giải:
Theo đề bài ta có CABCD = 48 (cm)
=> Nửa chu vi hình bình hành sẽ là: 48 : 2 = 24 (cm)
Độ dài của cạnh AB trong hình bình hành ABCD là: (24 + 4) : 2 = 14 (cm)
Mà theo đề bài độ dài cạnh AB lớn hơn độ dài cạnh BD 4cm
=> Độ dài của cạnh BD trong hình bình hành ABCD là: 14 - 4 = 10 (cm)
Dạng 3: Kiến thức tổng hợp đòi hỏi tính cả chu vi và diện tích hình bình hành
Đối với dạng bài tập tổng hợp kiến thức, các em sẽ không chỉ tính chu vi mà còn tính cả diện tích hình bình hành. Muốn làm được bài tập này, các em cần phân tích chuẩn xác dữ liệu được đề bài đưa ra, bên cạnh đó các em còn phải nắm rõ kiến thức về công thức tính chu vi hình bình hành và công thức tính diện tích hình bình hành (S = a x h). Khi viết đáp án các em cần lưu ý về đơn vị của đo chu vi và diện tích khác nhau. Đừng nhầm lẫn để kết quả đúng mà lại hóa sai nhé!
Dạng 3: Kiến thức tổng hợp đòi hỏi tính cả chu vi và diện tích hình bình hành
Ví dụ: Cho một hình bình hành ABCD với độ dài các cạnh AB = 5cm, BC = 4cm. Kẻ một đường cao từ đỉnh A xuống cạnh CD với độ cao h = 3cm. Hãy tính chu vi và diện tích của hình bình hành ABCD.
Giải:
Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ta có:
C = 2 x (a + b) = 2 x (5 + 4) = 18 (cm)
Áp dụng công thức tính diện tích hình bình hành ta có:
S = a x h = 5 x 3 = 15 (cm2)
Vậy, chu vi hình bình hành ABCD là 18cm và diện tích hình bình hành ABCD là 15cm2.
Mẹo giải bài tập về chu vi hình bình hành cực nhanh và hiệu quả
Muốn giải nhanh và chính xác kết quả chu vi hình bình hành, các em cần bỏ túi những mẹo được Admin đúc rút từ kinh nghiệm thực tế như sau:
- Đọc thật kĩ đề bài đưa cho, tốt nhất các em nên tóm tắt các dữ liệu mà đề bài đưa ra ra nháp để đảm bảo không nhầm lẫn khi tính toán.
- Nắm vững công thức tính chu vi hình bình hành, tuyệt đối không nhầm với công thức tính chu vi của hình tam giác, hình thang hay bất kỳ hình nào. Khi dùng đúng công thức việc áp số liệu vào tính toán sẽ đảm bảo chính xác hơn.
- Luôn kiểm tra lại kết quả một lần nữa trước khi đưa ra kết luận cuối cùng để chắc chắn kết quả không có sự nhầm lẫn.
- Luôn lưu ý đến đơn vị đi mà đề bài đưa ra, nếu đơn vị đo độ dài không giống nhau, các em cần quy đổi về cùng một đơn vị, sau đó mới tính toán thì kết quả mới chuẩn xác và được công nhận.
Một số bài tập vận dụng về chu vi hình bình hành kèm đáp án
Các em đã cùng Admin đi một lướt kiến thức về chu vi hình bình hành. Giờ là lúc các em nên vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập để nhớ công thức và rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho bản thân. Dưới đây Admin sẽ đưa ra một số bài tập, có kèm thêm đáp án để các em tham khảo nhé!
Một số bài tập vận dụng về chu vi hình bình hành kèm đáp án
Bài 1: Tính chu vi hình bình hành ABCD biết độ dài cạnh AB = 8cm và độ dài cạnh BC = 6cm.
Giải:
Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ABCD ta có:
C = 2 x (AB + BC) = 2 x (8 + 6) = 24 (cm)
Vậy, chu vi hình bình hành ABCD là 24cm.
Bài 2: Cho một hình bình hành ABCD, biết chu vi của nó là 28cm và độ dài cạnh AB là 6cm. Hãy tính độ dài cạnh AD của hình bình hành ABCD này?
Giải:
Công thức tính chu vi hình bình hành ABCD là:
C = 2 x (AB + AD)
=> AD = C/2 - AB = 26/2 - 6 = 7 (cm)
Vậy độ dài cạnh AD của hình bình hành ABCD là 7cm.
Bài 3: Tính chu vi của hình bình hành khi biết độ dài các cạnh như sau:
a, Độ dài cạnh dài là 60cm và độ dài cạnh ngắn là 5dm
b, Độ dài cạnh dài là 1000cm và độ dài cạnh ngắn là 8m
c, Độ dài cạnh dài là 60mm và độ dài cạnh ngắn là 40mm
d, Độ dài cạnh dài là 800cm và độ dài cạnh ngắn là 40dm
Giải:
a, Đổi 60cm = 6dm
Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ta có:
C = 2 x (a + b) = 2 x (6 + 5) = 22 (dm)
b, Đổi 1000cm = 10m
Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ta có:
C = 2 x (a + b) = 2 x (10 + 8) = 36 (m)
c, Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ta có:
C = 2 x (a + b) = 2 x (60 + 40) = 200 (mm)
d, Đổi 800cm = 80dm
Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ta có:
C = 2 x (a + b) = 2 x (80 + 40) = 240 (dm)
Bài 4: Cho một hình bình hành ABCD có độ dài cạnh lớn là AB = a, và độ dài cạnh BC = b. Hãy tính chu vi hình bình hành ABCD khi biết:
a, a = 30cm, b = 10cm
b, a = 25dm, b = 5dm
c, a = 1km 200m, b = 750m
d, a = 40dm, b = 2m
Giải:
a, Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ABCD ta có:
C = 2 x (a + b) = 2 x (30 + 10) = 80 (cm)
b, Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ABCD ta có:
C = 2 x (a + b) = 2 x (25 + 5) = 60 (dm)
c, Đổi 1km 200m = 1200m
Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ABCD ta có:
C = 2 x (a + b) = 2 x (1200 + 750) = 3900 (m)
d, Đổi 40dm = 4m
Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ABCD ta có:
C = 2 x (a + b) = 2 x (4 + 2) = 16 (m)
Bài 5: Cho công thức tính chu vi hình bình hành là C = (a+b) x 2. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
- C là độ dài cạnh ngắn, b là độ dài cạnh dài, a là chu vi
- a là chu vi, b là độ dài cạnh ngắn, C là độ dài cạnh dài
- C là chu vi, a là độ dài cạnh ngắn, b là độ dài cạnh dài
=> Đáp án đúng là: C
Bài 6: Muốn tính chu vi hình bình hành, ta cần điều kiện nào sau đây:
- Cố độ dài đáy, chiều cao
- Có độ dài 1 cạnh
- Có độ dài chiều rộng và chiều dài
- Có độ dài cạnh ngắn, độ dài cạnh dài và cùng đơn vị đo
=> Đáp án đúng là D.
Bài 7: Cho một mảnh đất hình bình hành với độ dài cạnh dài là 40m, độ dài cạnh ngắn là 25m. Hỏi chu vi của mảnh đất hình bình hành này là bao nhiêu?
Giải:
Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành vào mảnh đất ta có:
C = 2 x (a + b) = 2 x (40 + 25) = 130 (m)
Vậy chu vi của mảnh đất hình bình hành là 130m.
Bài 8: Cho một biển quảng cáo hình bình hành với độ dài 2 cạnh liền kề lần lượt là 7cm và 20cm. Hãy tính chu vi của biển quảng cáo này?
Giải:
Do biển quảng cáo là hình bình hành, nên áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành như sau:
C = 2 x (a + b) = 2 x (7 + 20) = 54 (cm)
Vậy chu vi của biển quảng cáo hình bình hành là 54cm.
Như vậy, toàn bộ thông tin được Admin chia sẻ trong bài đã giúp các em nắm rõ, rất rõ về công thức tính chu vi hình bình hành, các dạng bài và phương pháp giải, cùng một số bài tập vận dụng để các em rèn luyện. Hy vọng với những kiến thức bổ ích trong bài sẽ giúp các em làm bài tập nhanh và luôn đạt kết quả cao với môn toán của mình.