Muốn tính diện tích hình chữ nhật nhanh và chuẩn, các em học sinh lớp 4 cần ghi nhớ công thức và vận dụng thật tốt. Công thức tính hình chữ nhật tuy đơn giản, nhưng việc áp dụng vào giải toán có lời giải không hề đơn giản.
Hãy để Admin giúp các em giải quyết những dạng bài tập yêu cầu muốn tính diện tích hình chữ nhật trong bài chia sẻ dưới đây nhé
Hình chữ nhật: Tính chất, dấu hiệu nhận biết
Hình chữ nhật là một tứ giác có hai cạnh vuông góc với nhau và có hai cạnh không vuông góc với nhau. Hình chữ nhật có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm các vấn đề liên quan đến xây dựng, đo lường, vận chuyển hàng hóa và nhiều ngành nghề khác. Hình chữ nhật cũng là một hình dạng quan trọng trong toán học và được sử dụng trong nhiều bài toán tính toán.
Hình chữ nhật: Tính chất, dấu hiệu nhận biết
Các em cần nhớ những tính chất sau của hình chữ nhật
- Trong hình chữ nhật, hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- Hình chữ nhật có đầy đủ các tính chất của hình thang cân và hình bình hành.
- Các đường chéo hình chữ nhật cắt nhau tạo thành 4 tam giác cân.
Cách để nhận biết hình chữ nhật là dựa vào một trong các dấu hiệu dưới đây:
- Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.
- Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.
- Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.
- Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
Tính diện tích hình chữ nhật lớp 4
Diện tích hình chữ nhật là một khái niệm quan trọng trong toán học và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Bao gồm các vấn đề liên quan đến xây dựng, đo lường, vận chuyển hàng hóa và nhiều ngành nghề khác.
Diện tích hình chữ nhật là số thể hiện cho khoảng diện tích của một hình chữ nhật. Diện tích hình chữ nhật được tính bằng chiều dài nhân chiều rộng. Công thức như sau:
S = a x b, trong đó:
- S là diện tích hình chữ nhật,
- a là chiều dài của hình chữ nhật
- b là chiều rộng của hình chữ nhật.
Muốn tính diện tích hình chữ nhật phải dùng công thức nào?
Ví dụ: Nếu chiều dài của một hình chữ nhật là 4 met (m) và chiều rộng là 6m, thì diện tích của hình chữ nhật đó là 4 x 6 = 24 m2.
Công thức mở rộng liên quan đến hình chữ nhật
Ngoài việc ghi nhớ công thức tính diện tích hình chữ nhật, các em cũng có thể mở rộng thêm các công thức khác. Bao gồm:
- Công thức tính chiều dài hình chữ nhật: a = S:b
- Công thức tính chiều rộng hình chữ nhật: b = S:a
Bên cạnh đó, cô cũng sẽ nhắc lại công thức tính chu vi hình chữ nhật để các em hình dung lại nhé:
Chu vi hình chữ nhật được tính bằng công thức: C = 2x(a + b), trong đó:
- C là chu vi hình chữ nhật,
- a là chiều dài của hình chữ nhật
- b là chiều rộng của hình chữ nhật.
Ví dụ, nếu chiều dài của một hình chữ nhật là 4 met (m) và chiều rộng là 6m, thì chu vi hình chữ nhật đó là: (6+4)x2 = 20m
Các dạng bài toán tính diện tích hình chữ nhật
Dạng toán liên quan đến tính diện tích hình chữ nhật thường có 3 dạng sau:
Hướng dẫn giải toán yêu cầu tính diện tích hình chữ nhật
Dạng 1: Tính diện tích hình chữ nhật khi biết độ dài hai cạnh
Dạng đề bài này các em chỉ cần áp dụng công thức đã học vào để tính
Ví dụ 1: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài bằng 6cm và chiều rộng bằng 4cm.
Bài làm
Diện tích hình chữ nhật là:
6 x 4 = 24 (cm2)
Đáp số: 15cm2
Ví dụ 2: Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều dài bằng 4dm, chiều rộng bằng 14cm. Tính diện tích của miếng bìa đó.
Bài làm
Đổi 2dm = 40cm
Diện tích miếng bìa hình chữ nhật là:
40 x 14 = 560 (cm2)
Đáp số: 560cm2
Dạng 2: Tính diện tích hình chữ nhật khi biết độ dài 1 cạnh
- Dựa vào thông tin của đều bài, tìm chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật
- Áp dụng công thức để làm toán
Ví dụ 1: Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng 5cm, chiều dài gấp bốn lần chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Bài làm
Chiều dài hình chữ nhật là:
5 x 4 = 20 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
5 x 20 = 100 (cm2)
Đáp số: 140cm2
Ví dụ 2: Tính diện tích hình chữ nhật có tỉ số giữa hai cạnh của nó là 1/3 và chu vi bằng 80m.
Bài làm
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
80 : 2 = 40 (m)
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 3 = 4 (phần)
Giá trị của một phần là:
40 : 4 = 10 (m)
Chiều dài của hình chữ nhật là:
10 x 3 = 30 (m)
Chiều rộng của hình chữ nhật là:
40 – 30 = 10 (m)
Diện tích của hình chữ nhật là:
30 x 10 = 300 (m2)
Đáp số: 300m2.
Ví dụ 3: Một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 8m. Nếu giữ nguyên chiều rộng và gấp chiều dài lên 4 lần thì được một hình chữ nhật mới có chiều dài hơn chiều rộng 53m. Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật đó.
Bài làm
Sau khi tăng lên 4 lần, chiều dài mới hơn chiều dài ban đầu là:
53 – 8 = 45 (m)
Chiều dài mới hơn chiều dài ban đầu số phần là:
4 – 1 = 3 (phần)
Chiều dài ban đầu của hình chữ nhật là:
45 : 3 = 15 (m)
Chiều rộng của hình chữ nhật là:
15 – 8 = 7 (m)
Chu vi hình chữ nhật là:
(15 + 7) x 2 = 24 (m)
Diện tích hình chữ nhật là:
15 x 7 = 105 (m2)
Đáp số: chu vi: 24m, diện tích: 105m2
Dạng 3. Tính diện tích hình chữ nhật khi biết chu vi
- Từ công thức chu vi tính chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật
- Áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật
Ví dụ 2: Hình chữ nhật có chu vi bằng 48cm, chiều rộng bằng 1/8 chu vi. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Bài làm
Chiều rộng của hình chữ nhật là:
48 : 8 = 6 (cm)
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
48 : 2 = 24 (cm)
Chiều dài của hình chữ nhật là:
24 – 6 = 18 (cm)
Diện tích của hình chữ nhật là:
18 x 6 = 108 (cm2)
Đáp số: 108cm2
Muốn tính diện tích hình chữ nhật có nhiều cách. Tuy nhiên, cách nào nhanh, gọn nhất thì đó sẽ là lựa chọn hàng đầu. Trên đây là những công thức và cách giải nhanh và chuẩn nhất để các em tham khảo. Các bạn cần rèn luyện các dạng toán tìm diện tích hình chữ nhật thật nhiều để nhớ công thức và thành thạo cách giải bài tập.
Bất kỳ vướng mắc nào về công thức hoặc cách tính diện tích hình chữ nhật, hãy comment bên dưới để được giải đáp nhé!