Bạn có đam mê với hội họa? Bạn muốn truyền cảm hứng nghệ thuật cho thế hệ trẻ? Vậy bạn hãy thử cân nhắc chọn ngành Sư phạm Mỹ thuật. Tuy nhiên bạn cần nắm rõ sư phạm mỹ thuật thi khối nào? Làm gì khi ra trường để từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất. Hãy cùng FQA tìm hiểu ngay những thông tin cụ thể về ngành sư phạm mỹ thuật qua bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu đôi nét về ngành sư phạm mỹ thuật
Ngành Sư phạm Mỹ thuật là sự kết hợp giữa nghệ thuật và giáo dục, đào tạo những giáo viên có kiến thức, kỹ năng về mỹ thuật để giảng dạy tại các trường học hoặc tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, giáo dục khác. Đây là ngành học phù hợp với những người đam mê hội họa, có khả năng sáng tạo, mong muốn truyền đạt kiến thức, cảm hứng nghệ thuật đến học sinh.

Ngành sư phạm mỹ thuật không những giúp bạn rèn luyện kỹ năng vẽ, sinh viên theo học còn được cung cấp kiến thức về thẩm mỹ, lịch sử nghệ thuật, phương pháp giảng dạy, cách truyền đạt sáng tạo.
Trong quá trình học bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều loại hình nghệ thuật như vẽ tay, điêu khắc, thiết kế màu sắc, bố cục… Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ học cách sư phạm hóa những kỹ năng này để hướng dẫn học sinh một cách hiệu quả nhất.
Sư phạm mỹ thuật thi khối nào?
Để thi tuyển vào ngành Sư phạm Mỹ thuật bạn cần học tốt các môn học văn hóa và thi thêm các môn năng khiếu vẽ. Hiện nay, ngành Sư phạm Mỹ thuật thường xét tuyển theo các khối sau:
Khối H (H00, H01, H02, H03, H04, H05, H06, H07, H08, H09)
Khối V (V00, V01, V02, V03, V07...)
Ngoài ra tùy theo từng trường đại học, tổ hợp xét tuyển có thể khác nhau. Một số tổ hợp môn thi xét tuyển phổ biến đó là:
H00: Văn - Hình họa - Bố cục màu
H01: Toán - Văn - Vẽ
H02: Toán - Vẽ Hình họa - Vẽ Trang trí màu
H03: Toán - KHTN - Vẽ
H04: Văn - Vẽ - Địa
H05: Văn - KHTN - Vẽ
H06: Văn - Anh - Vẽ
H07: Toán - Anh - Vẽ
Thi năng khiếu có khó không?
Ngoài thắc mắc sư phạm mỹ thuật thi khối nào, không ít bạn trẻ lo lắng về bài thi năng khiếu, nhưng nếu bạn có đam mê và luyện tập thường xuyên, bạn hoàn toàn có thể đạt điểm cao. Các bài thi năng khiếu thường kiểm tra khả năng vẽ hình họa, sử dụng màu sắc và bố cục trong tranh. Bạn có thể tham gia các lớp luyện thi vẽ hoặc tự rèn luyện tại nhà để nâng cao kỹ năng.
Quan trọng nhất là bạn cần có sự kiên trì. Vẽ không phải là một môn học có thể giỏi ngay lập tức, mà cần quá trình luyện tập lâu dài. Nếu bạn yêu thích nó hãy dành thời gian mỗi ngày để rèn luyện, chắc chắn kết quả sẽ không làm bạn thất vọng.
Điểm chuẩn ngành sư phạm mỹ thuật là bao nhiêu?
Điểm chuẩn ngành Sư phạm Mỹ thuật thường dao động tùy thuộc vào từng trường đại học và phương thức xét tuyển. Dưới đây là một số thông tin điểm chuẩn từ các trường trong những năm gần đây:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Năm 2023 điểm chuẩn của ngành Sư phạm Mỹ thuật là: H01: 18.3 điểm (TTNV ≤ 2); H02: 19.94 điểm (TTNV ≤ 1)
Trường Đại học Đồng Tháp: Năm 2023 điểm chuẩn cho ngành Sư phạm Mỹ thuật là: Phương thức xét điểm thi THPT: 18 điểm; Phương thức xét học bạ: 22 điểm
Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam: Năm 2022, điểm chuẩn ngành Sư phạm Mỹ thuật là 31.63 điểm (lưu ý: một số môn thi năng khiếu có thể được nhân hệ số). Năm 2023 điểm chuẩn là 29.56 điểm.
Trường Đại học Sài Gòn: Năm 2024, điểm chuẩn ngành Sư phạm Mỹ thuật là 21.59 điểm với tổ hợp môn H00.
Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM: Năm 2019, điểm chuẩn ngành Sư phạm Mỹ thuật là 23 điểm.
Điểm chuẩn có thể thay đổi hàng năm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng thí sinh đăng ký, chỉ tiêu tuyển sinh và mức độ cạnh tranh. Để có thông tin chính xác và cập nhật nhất bạn nên tham khảo trực tiếp từ trang web tuyển sinh của các trường đại học mà bạn quan tâm.
Các trường tuyển sinh ngành sư phạm mỹ thuật
Ngành Sư phạm Mỹ thuật được đào tạo tại một số trường đại học trên cả nước. Có thể kể đến một số trường tuyển sinh ngành này như:
Khu vực Hà Nội
Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Khu vực miền Trung
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
Trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế
Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Trường Đại học Sài Gòn
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Top 5 ngành nghề hot khi học sư phạm mỹ thuật
Ngành Sư phạm Mỹ thuật giúp sinh viên phát triển khả năng nghệ thuật đồng thời mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực liên quan đến giáo dục, nghệ thuật, tùy theo định hướng và sở thích cá nhân.
Dạy mỹ thuật tại các trường học
Một trong những công việc phổ biến nhất đối với sinh viên tốt nghiệp Sư phạm Mỹ thuật là trở thành giáo viên mỹ thuật tại các trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông.
Với kiến thức sư phạm cùng kỹ năng chuyên môn, bạn có thể truyền đạt niềm đam mê nghệ thuật cho học sinh, giúp các em phát triển tư duy sáng tạo và cảm nhận thẩm mỹ.

Ngoài ra, giáo viên mỹ thuật cũng có thể làm việc tại các trung tâm đào tạo năng khiếu, tổ chức các lớp học vẽ cá nhân. Việc mở lớp dạy vẽ riêng vừa mang lại nguồn thu nhập tốt vừa giúp bạn chủ động hơn trong công việc.
Làm việc tại các trung tâm nghệ thuật
Nhiều trung tâm nghệ thuật, nhà văn hóa, tổ chức phi lợi nhuận cần những người có chuyên môn về mỹ thuật để tổ chức các hoạt động sáng tạo, triển lãm, các chương trình giáo dục nghệ thuật cộng đồng.
Công việc này giúp các cử nhân Sư phạm Mỹ thuật tiếp cận với nhiều đối tượng học viên khác nhau, từ trẻ em đến người lớn, từ đó góp phần thúc đẩy văn hóa nghệ thuật trong xã hội.
Làm việc trong lĩnh vực thiết kế, sáng tạo
Ngoài giảng dạy, sinh viên ngành Sư phạm Mỹ thuật cũng có thể làm việc trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, minh họa sách báo, truyện tranh, thiết kế thời trang.
Nhờ có nền tảng vững chắc về hội họa và bố cục màu sắc, bạn có thể tham gia vào các công ty thiết kế, nhà xuất bản hoặc làm việc tự do để sáng tạo các sản phẩm nghệ thuật theo yêu cầu của khách hàng.
Nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng
Những người có đam mê nghiên cứu chuyên sâu về mỹ thuật có thể tiếp tục học lên cao học hoặc tiến sĩ để trở thành giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành mỹ thuật.
Công việc này đòi hỏi khả năng nghiên cứu, tư duy phân tích, truyền đạt kiến thức một cách chuyên sâu, giúp đào tạo ra thế hệ nghệ sĩ, giáo viên mỹ thuật mới.
Tham gia các dự án nghệ thuật, triển lãm
Một số cử nhân Sư phạm Mỹ thuật có thể lựa chọn con đường trở thành nghệ sĩ độc lập, sáng tác tác phẩm nghệ thuật, tham gia các triển lãm, sự kiện nghệ thuật trong nước, quốc tế.
Nếu có phong cách riêng và xây dựng được danh tiếng, bạn có thể bán tranh, tác phẩm điêu khắc hay tham gia các dự án nghệ thuật cộng đồng để lan tỏa giá trị nghệ thuật đến công chúng.
6 tố chất để học tốt ngành sư phạm mỹ thuật
Ngành Sư phạm Mỹ thuật là sự kết hợp giữa nghệ thuật và giáo dục, đòi hỏi sinh viên cần có năng khiếu hội họa và nhiều phẩm chất, kỹ năng khác. Để học tốt và phát triển trong ngành này, sinh viên cần có những tố chất quan trọng sau:
Khả năng sáng tạo, tư duy thẩm mỹ
Mỹ thuật là lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo vì vậy sinh viên cần có tư duy thẩm mỹ tốt để có thể sáng tác những tác phẩm đẹp, ý nghĩa. Khả năng cảm nhận màu sắc, hình khối, bố cục cùng ý tưởng sáng tạo sẽ giúp bạn tạo ra những sản phẩm độc đáo, cũng như biết cách truyền đạt kiến thức mỹ thuật một cách sinh động cho học sinh sau này.
Kiên trì, tỉ mỉ
Học mỹ thuật là hoạt động vẽ tranh, sáng tạo nghệ thuật vì thế cần sự tỉ mỉ trong từng nét vẽ, từng chi tiết. Quá trình học tập và thực hành có thể gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi bạn phải có sự kiên trì để hoàn thiện kỹ năng. Bên cạnh đó công việc giảng dạy cũng cần sự cẩn thận, đặc biệt là khi hướng dẫn học sinh thực hành vẽ và làm thủ công.
Khả năng quan sát, học hỏi từ thực tế
Sinh viên cần có khả năng quan sát tốt để cảm nhận vẻ đẹp từ thiên nhiên, con người, kiến trúc và văn hóa. Việc quan sát giúp bạn có thêm ý tưởng sáng tạo, nâng cao kỹ năng vẽ. Từ đó biết cách áp dụng thực tế vào giảng dạy một cách sinh động, giúp học sinh dễ tiếp thu hơn.
Đam mê, yêu thích nghệ thuật
Đây là yếu tố quan trọng nhất khi theo đuổi ngành Sư phạm Mỹ thuật. Sự đam mê giúp sinh viên kiên trì rèn luyện, khám phá cái đẹp và không ngừng sáng tạo trong từng tác phẩm.

Những người yêu thích nghệ thuật thường có xu hướng tìm tòi, học hỏi để nâng cao khả năng của mình, từ đó tạo ra những sản phẩm mang dấu ấn cá nhân.
Kỹ năng truyền đạt, giao tiếp tốt
Là một ngành liên quan đến giáo dục, Sư phạm Mỹ thuật đòi hỏi sinh viên có khả năng truyền đạt tốt để hướng dẫn học sinh một cách hiệu quả.
Một giáo viên mỹ thuật giỏi ngoài việc vẽ đẹp mà còn cần biết cách giảng giải, hướng dẫn học sinh phát triển khả năng nghệ thuật của riêng mình. Ngoài ra kỹ năng giao tiếp cũng rất quan trọng trong việc tạo mối quan hệ tốt với học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh.
Tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề
Giáo viên mỹ thuật là người dạy vẽ cũng chính là người góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, kích thích tư duy sáng tạo cho học sinh. Vì vậy, khi công tác trong ngành này bạn cần có tinh thần trách nhiệm cao, luôn tận tâm với công việc giảng dạy và có lòng yêu nghề.
Xem thêm:
Sư phạm Tiểu học thi khối nào? 5 tố chất cần có để thành công?
Sư phạm mầm non thi khối nào? Có nên học sư phạm mầm non?
Khi thực sự yêu thích công việc, bạn sẽ có động lực để không ngừng cải thiện phương pháp giảng dạy, giúp học sinh yêu thích nghệ thuật hơn.
Hy vọng rằng với những thông tin trên đây có thể giúp các bạn hiểu rõ sư phạm mỹ thuật thi khối nào cũng như cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành này. Hãy tham khảo thật kỹ thông tin trước khi đăng ký xét tuyển để đạt được thành công trong tương lai nhé.