phân tích chi tiết nội dung và nghệ thuật của bài thơ qua nhà cuả nguyễn bính

ADS
thumb up 0
thumb down
Trả lời câu hỏi của Hâha
  • Câu trả lời phải chính xác, đầy đủ dựa trên kiến thức xác thực:
    • ✔ Đối với câu hỏi trắc nghiệm: Đưa đáp án lựa chọn + giải thích lý do chọn đáp án.
    • ✔ Đối với câu hỏi tự luận: Đưa lời giải và đáp án cho câu hỏi.
    • ✔ Đối với câu hỏi trả lời ngắn: Đưa ra đáp án + giải thích lý do.
    • ✔ Chấp nhận sử dụng ảnh do thành viên viết tay, ảnh cần rõ nét, không bị mờ, vỡ ảnh.
  • Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu.
  • Tránh đưa ra các ý kiến cá nhân mang tính chất chủ quan.
  • Nếu sử dụng thông tin từ nguồn khác, phải trích dẫn nguồn đầy đủ và chính xác.
  • Tuyệt đối không được sao chép các thông tin từ các trang khác, từ AI hoặc chatGPT.
ADS
CÂU TRẢ LỜI
avatar
Timi

26/10/2023

Trợ lý học tập AI - Câu trả lời này chỉ mang tính tham khảo
Bài thơ "Qua Nhà Cuả Nguyễn Bính" của nhà thơ Nguyễn Bính là một tác phẩm mang tính chất miêu tả về ngôi nhà của ông và những kỷ niệm, cảm xúc mà ông gắn liền với nó. Nội dung của bài thơ xoay quanh việc ông trở lại ngôi nhà cũ sau một thời gian xa cách và nhìn lại những kỷ niệm đã qua. Trong bài thơ, Nguyễn Bính sử dụng những hình ảnh sống động để miêu tả ngôi nhà, như "ngôi nhà xưa như một bức tranh", "cánh cửa mở ra như một tấm lòng". Đồng thời, ông cũng nhắc đến những vật dụng trong nhà như "bàn thờ cổ", "gương soi mặt trời", tạo nên một không gian thân thuộc và đầy hồi ức. Về mặt nghệ thuật, bài thơ được xây dựng theo cấu trúc tự do, không tuân thủ các quy tắc cố định về thể thơ. Nguyễn Bính sử dụng ngôn ngữ đơn giản, gần gũi, nhưng vẫn tạo nên sự hài hòa và uyển chuyển trong từng câu thơ. Ông cũng sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ để tăng cường hiệu quả truyền đạt. Tuy không trực tiếp đề cập đến triết lý nghệ thuật hay quan điểm nhân sinh, bài thơ "Qua Nhà Cuả Nguyễn Bính" mang đậm màu sắc cá nhân của Nguyễn Bính, thể hiện tình cảm sâu sắc và tình yêu đối với ngôi nhà và quê hương.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.0/5 (1 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
avatar
level icon
TrinhThuUyen

26/10/2023

Câu trả lời uy tín

Trong phong trào thơ mới giai đoạn (1930 -1945) khi nhiều nhà thơ có ý " hiện đại hóa" thơ mình về mọi mặt thì có một nhà thơ lặng lẽ, âm thầm sáng tác và đi theo một con đường riêng. Đó là Nguyễn Bính. Đương thời, đánh giá về thơ Nguyễn Bính có nhiều ý kiến rất khác nhau. Thậm chí có người còn cho rằng, thơ Nguyễn Bính chỉ để những người mộc mạc "chân quê" đọc và thưởng thức mà thôi. Nhưng thật kỳ lạ càng trải qua thời gian hơi thơ mộc mạc, quê mùa, hương đồng gió nội ấy càng ăn sâu, bám rễ trong lòng người đọc. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã đọc, đã thuộc và say mê thơ Nguyễn Bính. Chính hơi thở quê mùa, dung dị ấy là yếu tố khẳng định vị trí Nguyễn Bính trong nền văn học Việt Nam.

Những bài thơ tình yêu chiếm tỷ lệ khá cao trong thơ Nguyễn Bính. Nhiều bài thơ tình của ông rất nổi tiếng như: Tương tư, Mùa xuân, Người hàng xóm, Ghen…Mỗi bài thơ đều có nét đặc sắc riêng. Trong số những bài thơ tình của thi sĩ Nguyễn Bính, "Qua nhà" là bài thơ khá độc đáo. Xét về ý tứ, bố cục "Qua nhà" chia làm hai phần khá rõ: Tư tưởng tình cảm của nhân vật trữ tình "tôi" đối với cô gái thầm yêu, trộm nhớ trước và sau khi cô gái đi lấy chồng. Tình yêu là lĩnh vực tình cảm cực kỳ tế nhị, phức tạp và đặc biệt bậc nhất của con người. Thi sĩ đã phát hiện và bộc lộ sự tinh vi, tế nhị, đặc biệt ấy trong " Qua nhà".

Có thể nói, khi đã thầm yêu, trộm nhớ hoặc ngầm để ý đến ai thì người đang yêu có đến hơn một nghìn cái cớ để đến với nhau. Có lưúc chỉ cần nhìn thấy người thương một chút thôi, thế là thoả mãn lắm rồi. Chẳng thế mà ngày xa để tạo điều kiện đi lại gặp gỡ Kiều, Kim Trọng đã chẳng thuê nhà trọ học ở gần nhà Kiều đó sao.

Cái ngày cô chưa có chồng

Đường gần tôi cứ đi vòng cho xa

Lối này lắm bướm nhiều hoa

( Đi vòng để được qua nhà đấy thôi).

Một người nào đó đã nói: khi yêu con người ta ai cũng trở thành thi sỹ. Tình yêu làm cảm xúc của con người dâng trào dào dạt. Trong mắt người đang yêu cảnh vật và ai cũng đẹp đẽ, thơ mộng biết bao. Dấu chấm lửng sau câu thứ 3 và câu thơ thứ tư đặt trong ngoặc đơn thật là chân thành, ý vị. Nhà thơ đã phát hiện hết sức tinh tế tâm lý của người đang yêu. Tình yêu bao giờ cũng có cái lý riêng của nó. Nhiều khi điều vô lý hết sức lại nằm trong cái có lý vô cùng. "Đường gần tôi cứ đi vòng cho xa", vô lý quá! Nhưng lại rất có lý ( đi vòng để được qua nhà đấy thôi). Điều đáng nói là ở chỗ tình yêu của "tôi" với cô gái trong nhà thơ " .

Qua nhà" lại là tình yêu đơn phương, một phía: thầm yêu, trộm nhớ da diết nhưng chưa một lần dám thổ lộ, giải bày với người mình yêu. Con người ta mấy ai nói được lời yêu một cách mạnh bạo, trơn tru đâu? Thời gian cứ vô tình trôi đi. Tuổi xuân của người con gái có thì "hoa đến thì hoa phải nở, đò đầy, đò phải sang sông". Rồi một ngày kia đến duyên, cô gái cũng phải đi lấy chồng để lại trong lòng "tôi" một nỗi trống vắng mênh mông:

Từ ngày cô đi lấy chồng

Gớm sao có một quãng đồng mà xa

Bờ rào cây bưởi không hoa

Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo

Lợn không nuôi đặc ao bèo

Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn.

Tư tưởng, tình cảm, tâm trạng của " tôi" bây giờ quá đổi khác xa. "Cái ngày cô chưa lấy chồng" lại càng xót xa, buồn tủi bấy nhiêu. Vẫn cảnh cũ, nhà xa nhưng giờ đây trong tâm tưởng của người yêu một phía, đơn phương thật khác xa: đường như xa hơn, bởi chẳng có bông hoa nào, nhà vắng teo, không nuôi lợn, bèo đặc ao…Đến dây giầu không cũng thẫn thờ, não ruột " chẳng buồn leo vào giàn". Cách mấy trăm năm Nguyễn Du đã viết những câu thơ đầy tâm trạng trong Kiều:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Khi chờ đợi, buồn tủi, ngóng trông người ta có cảm giác thời gian trôi đi chậm chạp như ốc, như sên. Khi vui vẻ, người ta có cảm giác thời gian vùn vụt như tên bay, đạn bắn. Đó là thời gian tâm lý. Với "Qua nhà", Nguyễn Bính đã thể hiện thời gian tâm lý, cảnh vật tâm lý của nhân vật trữ tình thật tinh tế, sâu sắc:

Giếng thơi mùa ngập nước tràn

Ba gian là cả ba gian nắng chiều

Bài thơ kết lại trong khung cảnh đầy hoang vu, xào xạc trống vắng đến tận đáy lòng. Tình yêu đơn phương, một phía được thể hiện trong thơ Nguyễn Bính khá nhiều. Mối tình đơn phương trong thơ Nguyễn Bính thật đáng nuối tiếc nhưng cũng đáng chia sẻ, cảm thông. Trước sau trong thơ Nguyễn Bính vẫn đầy ắp những hình ảnh thôn quê mộc mạc, chất phác. Đó chính là chất vàng mười của tâm hồn con người. Đó cũng chính là mảnh đất, nguồn nước nuôi dưỡng vun đắp cho cây đại thụ thơ Nguyễn Bính mãi mãi tươi xanh.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
0/5 (0 đánh giá)
thumb up 0
thumb down
0 bình luận
Bình luận
ADS

Nếu bạn muốn hỏi bài tập

Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút

Ảnh ads

CÂU HỎI LIÊN QUAN

logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi