10/12/2023
12/12/2023
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2. Thân bài:
- Khái quát nội dung bài thơ
- Bốn câu đầu với toàn màu xanh: một bầu trời màu xanh, những lá cây màu xanh, những cánh đồng xanh bát ngát... => hy vọng đem đến cho mọi người, cho cuộc sống những điều tốt đẹp
- “Tôi đợi người yêu đến tự tình”=> là tâm tư, tình cảm thầm kín của nhân vật trữ tình
- Cái thắt lưng xanh=> hình ảnh người con gái
- "Cái thắt lưng xanh” ấy rời “khỏi lũy tre làng” mà tìm đến với tình yêu, đó là sự mạnh dạn, táo bạo
* Nội dung:
- Bài thơ gợi lên khung cảnh mùa xuân đầy tươi đẹp, thể hiện nỗi lòng thầm kín của nhân vật trữ tình
* Nghệ thuật:
- Lời thơ giản dị, quen thuộc với cuộc sống thôn quê
- Hình ảnh thơ gần gũi gắn bó với làng quê Việt Nam đó là lũy tre làng,...
- Các hình ảnh ẩn dụ, liệt kê,...
3. Kết bài:
- Khái quát giá trị bài thơ
10/12/2023
I. Mở bài:
Những nét khái quát về tác giả Nguyễn Bính, tác phẩm Mùa xuân xanh.
Dẫn vào đề: Bài thơ Mùa xuân xanh là vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân đầy tươi đẹp.
II. Thân bài:
Nét chính về nội dung chính bài thơ Mùa xuân xanh
Phân tích về khung cảnh thiên nhiên mùa xuân
Hình ảnh mùa xuân hiện lên với vẻ đẹp tươi trẻ và căng tràn sức sống.
Những tâm tư của tác giả qua bài thơ Mùa xuân xanh
III. Kết bài:
Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Cảm nghĩ riêng của em về bài thơ Mùa xuân xanh.
10/12/2023
* Lập dàn ý
I.Mở bài
-Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử.
-Giới thiệu sơ qua về tác phẩm "Mùa xuân chín"
- Mùa xuân chín là bài thơ do Hàn MặcTử sáng tác, được xếp ở phần Hương thơm trong tập thơ Đau thương 1938.
- Cùng với Đây thôn Vĩ Dạ, Tình quê,...đây là những thi phẩm đầy thơ mộng viết về cảnh quê, tình quê của Hàn MặcTử.
II. Thân bài
1.Lý do chọn bài thơ
-Bài thơ độc đáo, hấp dẫn.
2.Ý nghĩa nhan đề: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân đang ở độ chín nhất, rộ nhất.
- Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc loại từ: Danh từ + Động từ và Danh từ + Tính từ.
- Nhan đề cấu tạo bởi từ loại là Danh từ + Động từ: Gợi cảm giác mùa xuân đang đi vào độ căng mọng và tươi đẹp nhất, và vẫn tiếp tục phát triển đẹp hơn nữa.
- Nhan đề cấu tạo bởi từ loại là Danh từ +Tính từ: Gợi cảm giác mùa xuân đã đến độ tròn đầy rồi.
3.Mạch cảm xúc nhân vật trữ tình
Từ bức tranh ngoại cảnh đến bức tranh tâm cảnh, từ cảnh xuân đến tình xuân.
4.Vẻ đẹp hình tượng thơ
Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ: làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, bóng xuân sang, sóng cỏ xanh tươi, mùa xuân chin
+ Làn nắng ửng – Khói mơ tan: Chữ "làn" như gợi một hơi thở nhẹ nhàng, nắng như mỏng tang, mềm mại trải đều trong thơ và trong không gian. Làn nắng lại "ửng" lên trong "khói mơ tan". Cảnh sắc nhẹ nhàng, đẹp dân dã mà huyền diệu.
+ Lấm tấm vàng: Trân trọng đón lấy cái nắng mới tinh khiết ấy là "Đôi mái nhà tranh lấm tấmvàng!” Sự hô ứng trong vần thơ tạo ra một cảm xúc ấm áp, cảnh vật cân xứng hài hòa, đầy thơ mộng. Vài nét chấm phá đơn sơ mà tinh tế gợi cảm, dung dị mà đáng yêu. Chỉ có "đôi mái nhà tranh" hiện lên trong "làn nắng ửng" nhưng vẫn gợi lên một sức sống đang lay động, dân dã bình yên rất thân thuộc với mọi người. Nắng như đang rắc lên "đôi mái nhà tranh" chút sắc xuân và hương xuân: "Sột soạt gió trêu tà áo biếc".
+ Bóng xuân sang: Câu thơ có một sự ngưng đọng, ngập ngừng cảm xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng, vấn vương đón “bóng xuân sang", cảm xúc ngưng tụ như nín thở ấy ẩn mình vào dấu chấm giữa dòng thơ. Mạch thơ ngập ngừng như mạch cảm xúc. Bên giàn thiên lí, mùa xuân đã sang. Mùa xuân nhẹ nhàng bước... như có thể cầm được, có thể ngắm được ngay trước mắt mỗi chúng ta.
+ Sóng cỏ xanh tươi: Cỏ như xanh mãi, tươi mãi trong không gian mênh mông, bao la. Hình ảnh ẩn dụ "sóng cỏ" và ba chữ "gợn tới trời" gợi tả làn cỏ xanh dập dờn trong làn gió xuân nhè nhẹ thổi.
5.Phương tiện ngôn từ
– Hình ảnh mùa xuân được thể hiện qua ngôn từ
-Đó là sự lựa chọn và kết hợp sử dụng độc đáo các từ láy kết hợp với tính từ, danh từ: lấm tấm vàng, sột soạt gió, nắng chang chang.
- Hình ản mùa xuân không chỉ được miêu tả ở cảnh vật, ánh nắng mà nó còn được thể hiện ở “đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng”. Với từ láy “lấm tấm” ta như cảm nhận được sự rơi rớt của ánh nắng, tạo nên sắc thái động cho cảnh vật.
- Những ánh nắng như được rắc từ từ trên mái nhà tranh. Cái khung cảnh ấy, cái ánh nắng vàng ửng ấy như tạo nên một không gian mùa xuân thật mới, một mùa xuân chín đang về.
* Ngôn từ của bài thơ đã gợi nên một khung cảnh mùa xuân:
- Mùa xuân chín của Hàn MặcTử đưa người đọc đến với một cảnh xuân thật lạ nhưng cũng thật mới, vẻ đẹp của mùa xuân đang ở độ chín, như chính là vẻ đẹp con người đang ở độ tuổi đẹp nhất, độ tuổi rạo rực nhất.
- Mùa xuân chín lúc thì dạt dào, lúc thì lắng dịu trong tâm hồn thi sĩ. Có lúc vồn vã, có lúc mênh mang, như đang lắng hồn mình vào bước đi của mùa xuân rồi bồi hồi, "sực nhớ... " và "bâng khuâng".
- Cái nhớ bâng khuâng của người lữ khách mãi mãi là tình thương mến, nỗi khát khao giao cảm với hương sắc và khúc nhạc mùa xuân, với làng quê thân thuộc nơi miền Trung "Dọc bờ sông trắng nắng chang chang"...
6.Nét hấp dẫn, độc đáo riêng của bài thơ
- So sánh “Mùa xuân chín” với thơ Đường, từ đó làm rõ tính cổ điển và hiện đại trong bài thơ.
+ Trong Thu hứng, về cách gieo vần: Gieo vần chân ở câu 1,2,4,6,8: cùng là vần “âm”; Về cách ngắt nhịp: ngắt nhịp 4/3 ở tất cả các câu thơ không thay đổi.
+ Còn trong Mùa xuân chín, các vần chân được gieo đó là: ang, ơi, ây, ang, có sự thay đổi ở mỗi khổ thơ. Cách ngắt nhịp giữa các khổ thơ cũng có sự linh hoạt, nhằm phù hợp diễn tả tâm trạng của nhà thơ.
èMức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp, gieo vần của bài thơ này là không quá khắ tkhe, gò bó so với thơ Đường luật.
III .Kết bài
-Nhấn mạnh lại giá trị của tác phẩm và tài năng tác giả.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời