27/02/2024
Làm sao để có câu trả lời hay nhất?
27/02/2024
01/03/2024
Nguyễn Trãi không chỉ là nhà văn hóa lớn mà còn là nhà thơ đại tài của dân tộc. Ông đã được UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới bởi những đóng góp to lớn của mình. Tập "Quốc âm thi tập" do ông sáng tác bằng chữ Nôm đã đánh dấu sự hình thành cho thơ ca tiếng Việt, một trong số đó là "Ngôn chí" (bài 15). Đây là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng, thể hiện được nhân cách, tư tưởng cao cả, tốt đẹp của nhà thơ Nguyễn Trãi.
Trước hết, nổi bật trong văn bản là vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, trước tiên là nơi sinh sống, có thể kể đến là “Am cao am thấp” . Ở hai câu thơ đầu tiên, chúng ta có thể thấy được không gian sống yên bình, thanh tĩnh trong mái nhà tranh. Dường như, nơi ở của nhà thơ tách biệt hoàn toàn với sự ồn ào, xô bồ của thế giới náo nhiệt bên ngoài. Ở đó chỉ có thi nhân cùng vẻ đẹp ngây ngất của đất trời.
Am cao am thấp đặt đòi tầng,
Khấp khểnh ba làn trở lại bằng.
Khung cảnh thiên nhiên, các hoạt động sinh sống tiếp tục được gợi ra trong hai câu thơ tiếp theo của bài thơ:
Quét trúc bước qua lòng suối,
Thưởng mai về đạp bóng trăng.
Tác giả lấy gậy trúc, cành trúc dò đáy nước để biết nông sâu mà lội, cùng với đó là “thương mai”, ngắm trăm, những hình ảnh đầy mơ mộng, tái hiện lên một cuộc sống đầy ước ao của bao người. Bằng biện pháp sử dụng đối trong câu (Quét trúc >< thưởng mai; Bước qua lòng suối >< về đạp bóng trăng), ta thấy được Nguyễn Trãi đã giúp ta hình dung ra khung cảnh, cuộc sống nơi đây. Đó là một cuộc sống đầy an nhàn, thanh cảnh, gắn bó với thiên nhiên.
Đến với hai câu luận, tác giả lại một lần nữa sử dụng phép đối (Phần du >< Tùng cúc; lẽo đẽo >< bù trì; thương quê cũ >< nhớ việc hằng), Nguyễn Trãi đã vô cùng sáng tạo, biết cách giúp câu thơ trở nên hài hòa, đối xứng hơn. Từ đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước của Nguyễn Trãi.
Kết bài với hai câu thơ khiến người đọc đầy trầm ngâm suy nghĩ triết lí về cuộc sống mà Nguyễn Trãi đưa ra:
Một phút thanh nhàn trong thuở ấy,
Thiên kim ước đổi được hay chăng.
Có thể thấy, Nguyễn Trãi quý trọng những giây phút thanh nhàn hiếm hoi trong cuộc đời nhiều lo toan bận rộn của mình; trân trọng, yêu quý cuộc sống ấy hơn cả ngàn vàng. Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của ông một cách rõ ràng hơn. Đó là một tâm hồn thanh cao, giản dị, lánh đục khơi trong, không màng danh lợi: Từ quan về ở ẩn để vui thú với thiên nhiên, di dưỡng tinh thần. Cùng với đó, thẳm sâu trong tâm hồn Nguyễn Trãi vẫn là niềm ưu nước, ái dân, là tấm lòng trung hiếu vẹn tròn không gì lay chuyển. Nỗi niềm ưu ái ấy luôn đau đáu trăn trở trong ông, kể cả khi đã rời xa chốn quan trường. Trên hết, đó là một tâm hồn của một nhân cách đẹp.
Như vậy, với câu lục xen lẫn câu thất ngôn cùng hình ảnh thơ ước lệ, giản dị, gần gũi và ngôn ngữ mộc mạc, mang giọng điệu của lời ăn tiếng nói hàng ngày, phát huy sự giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc, nhà thơ đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên và sự hài lòng, thảnh thơi khi cáo quan về ở ẩn. Cùng với đó, ta một lần nữa khẳng định tài nghệ sáng tác của Nguyễn Trãi đã đem tới chất trữ tình và chất triết lí đan cài tạo khiến bài thơ vừa giàu cảm xúc, vừa sâu sắc, thấm thía.
27/02/2024
Nguyễn Trãi không chỉ là nhà văn hóa lớn mà còn là nhà thơ đại tài của dân tộc. Ông đã được UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới bởi những đóng góp to lớn của mình. Tập "Quốc âm thi tập" do ông sáng tác bằng chữ Nôm đã đánh dấu sự hình thành cho thơ ca tiếng Việt, một trong số đó là "Ngôn chí" (bài 3). Đây là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng, thể hiện được nhân cách, tư tưởng cao cả, tốt đẹp của nhà thơ Nguyễn Trãi.
Trước hết, nổi bật trong văn bản là vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên. Các hình ảnh gắn liền với thiên nhiên có thể kể đến trong tác phẩm là "am trúc hiên mai", "nước", "ao", "nguyệt", "đất cày", "hoa", "đêm tuyết". Ở hai câu thơ đầu tiên, chúng ta có thể thấy được không gian sống yên bình, thanh tĩnh qua hình ảnh mái hiên và cây mai. Từ "yên hà" ngoài việc chỉ nơi ở yên tĩnh còn diễn tả vẻ đẹp của bầu trời lúc bình minh hoặc hoàng hôn. Khói sương, khói sóng ngập tràn khắp đất trời, hòa cùng với ánh rực rỡ của bầu trời khi ngày mới sang hay lúc chiều tà. Dường như, nơi ở của nhà thơ tách biệt hoàn toàn với sự ồn ào, xô bồ của thế giới náo nhiệt bên ngoài. Ở đó chỉ có thi nhân cùng vẻ đẹp ngây ngất của đất trời.
Ở những câu thơ tiếp theo, thiên nhiên trong cảm nhận của nhân vật trữ tình thật nên thơ. Trong thơ ca cổ, ánh trăng không chỉ là ánh sáng tự nhiên xua tan đêm tối mà còn là nguồn cảm hứng vô tận để lòng người bật ra ý thơ. Câu thơ "nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt" vừa diễn tả được độ trong của nước ao vừa khắc họa được sự huyền hoặc, lung linh của ánh trăng. Vào đêm thanh vắng, bóng trăng in xuống mặt nước trong xanh. Bức tranh thiên nhiên ấy còn hiện lên một cách chân thực và sinh động với hình ảnh của "đất" và "hoa" ở dòng "Đất cày ngõ ải, lảnh ương hoa". Đất đã được cày cuốc, vun xới kĩ càng nên rất khô, tơi và bở. Đây là môi trường sống thuận lợi của cỏ cây. Từ "ương" được hiểu là ấp ủ, làm cho một vật gì đó sinh sôi, nảy nở. Như vậy, đất ươm mầm những loài hoa, giúp hoa tỏa hương thơm ngát. Dòng thơ gợi ra sự tốt tươi, trù phú của vạn vật. Thiên nhiên hiện lên đầy sức sống, vừa yên bình vừa thơ mộng, trữ tình trong đôi mắt của một con người tràn ngập tình yêu dành cho tự nhiên.
Bên cạnh bức tranh thiên nhiên, ta còn thấy được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Trước cuộc sống hiện tại, chủ thể trữ tình bày tỏ sự hài lòng, mãn nguyện:
"Am trúc hiên mai ngày tháng qua.
Thị phi nào đến cõi yên hà."
Cụm từ "ngày tháng qua" gợi ra sự chảy trôi của thời gian. Thời gian đi qua một cách êm đềm từ ngày này qua tháng nọ cũng như cuộc sống an yên của nhân vật trữ tình. Lui về ở ẩn, những đàm tiếu, dị nghị của thiên hạ không thể đến được chốn ở của thi nhân "Thị phi nào đến cõi yên hà". Nhân vật trữ tình sống ở chốn thanh tĩnh cách xa cuộc sống xô bồ, bỏ lại bên ngoài những "thị phi", đúng sai, phải trái của người đời. Dường như, chủ thể trữ tình đã đạt đến sự tự do, tự tại trong tâm hồn.
Đến câu ba, bốn, ta thấy thể thơ đã có sự thay đổi khi câu lục xen giữa câu thất. Tác giả bày tỏ sự hài lòng với cuộc hiện hiện tại "Cơm ăn dầu có dưa muối;/ Áo mặc nài chi gấm là". Vải gấm là một loại vải có nguồn gốc từ tự nhiên, được dệt từ sợi tơ tằm. Đây được coi là loại vải thượng hạng vì có họa tiết cầu kì, bắt mắt cũng như đem đến cho người mặc cảm giác mềm mịn, mượt mà. Bởi lẽ đó, gấm chỉ dành cho các vị vua chúa, quan lại ở thuở xưa. Từ bỏ quan trường để lui về ở ẩn, nhân vật trữ tình không cần đến áo gấm lụa là, cơm ăn dù chỉ có dưa muối nhưng vẫn cảm thấy vui vẻ, mãn nguyện. Đó là cốt cách của một con người đường hoàng, cao cả, không màng vinh hoa, phú quý.
Câu thơ "nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt" mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên nhưng cũng chất chứa suy nghĩ, tâm tư của tác giả. Đây là một lối nói ẩn dụ của nhà thơ. Nước giữ gìn sự thanh khiết để thưởng thức ánh trăng cũng như con người phải giữ gìn, nuôi dưỡng sự liêm khiết để đón nhận những điều tốt đẹp. Cuộc sống hàng ngày diễn ra trong êm đềm, thong thả với công việc lao động bình dân "Đất cày ngõ ải, lảnh ương hoa". Giờ đây, nhà thơ không còn là một vị quan oai phong, lẫm liệt mà trở về sống như người nông dân ngày ngày cuốc đất, trồng trọt. Đó là cuộc sống hết sức bình dị, thảnh thơi.
Trong hai câu thơ cuối cùng, dường như cảm xúc đã đạt đến sự thăng hoa, hưng phấn. Cảm hứng của thi nhân được khơi dậy vào một đêm tuyết rơi. "Câu thần" nghĩa là câu thơ hay. Cảm xúc tràn đầy lại ngẫm nghĩ được câu thơ hay khiến nhân vật trữ tình không thể kiềm được mà cất tiếng ngâm, ca.
Như vậy, với câu lục xen lẫn câu thất cùng hình ảnh thơ ước lệ, giản dị, gần gũi và ngôn ngữ mộc mạc, mang giọng điệu của lời ăn tiếng nói hàng ngày, nhà thơ đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên và sự hài lòng, thảnh thơi khi cáo quan về ở ẩn. Bài thơ đã tô đậm vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn của tác giả Nguyễn Trãi. Đó là một con người vĩ đại với nhân cách cao cả, lớn lao.
Không phải ngẫu nhiên, Nguyễn Trãi lại được các bậc anh minh trọng dụng và hậu thế ngàn đời coi trọng tôn vinh. "Ngôn chí" (bài 3) nói riêng và các sáng tác của ông đã cho thấy tư tưởng vượt thời đại, luôn gắn bó tha thiết với thiên nhiên, đất nước và con người. Bởi vậy, các tác phẩm của ông luôn sống mãi trong lòng của người dân Việt Nam.
27/02/2024
Nguyễn Trãi không chỉ là nhà văn hóa lớn mà còn là nhà thơ đại tài của dân tộc. Ông đã được UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới bởi những đóng góp to lớn của mình. Tập "Quốc âm thi tập" do ông sáng tác bằng chữ Nôm đã đánh dấu sự hình thành cho thơ ca tiếng Việt, một trong số đó là "Ngôn chí" (bài 3). Đây là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng, thể hiện được nhân cách, tư tưởng cao cả, tốt đẹp của nhà thơ Nguyễn Trãi.
Trước hết, nổi bật trong văn bản là vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên. Các hình ảnh gắn liền với thiên nhiên có thể kể đến trong tác phẩm là "am trúc hiên mai", "nước", "ao", "nguyệt", "đất cày", "hoa", "đêm tuyết". Ở hai câu thơ đầu tiên, chúng ta có thể thấy được không gian sống yên bình, thanh tĩnh qua hình ảnh mái hiên và cây mai. Từ "yên hà" ngoài việc chỉ nơi ở yên tĩnh còn diễn tả vẻ đẹp của bầu trời lúc bình minh hoặc hoàng hôn. Khói sương, khói sóng ngập tràn khắp đất trời, hòa cùng với ánh rực rỡ của bầu trời khi ngày mới sang hay lúc chiều tà. Dường như, nơi ở của nhà thơ tách biệt hoàn toàn với sự ồn ào, xô bồ của thế giới náo nhiệt bên ngoài. Ở đó chỉ có thi nhân cùng vẻ đẹp ngây ngất của đất trời.
Ở những câu thơ tiếp theo, thiên nhiên trong cảm nhận của nhân vật trữ tình thật nên thơ. Trong thơ ca cổ, ánh trăng không chỉ là ánh sáng tự nhiên xua tan đêm tối mà còn là nguồn cảm hứng vô tận để lòng người bật ra ý thơ. Câu thơ "nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt" vừa diễn tả được độ trong của nước ao vừa khắc họa được sự huyền hoặc, lung linh của ánh trăng. Vào đêm thanh vắng, bóng trăng in xuống mặt nước trong xanh. Bức tranh thiên nhiên ấy còn hiện lên một cách chân thực và sinh động với hình ảnh của "đất" và "hoa" ở dòng "Đất cày ngõ ải, lảnh ương hoa". Đất đã được cày cuốc, vun xới kĩ càng nên rất khô, tơi và bở. Đây là môi trường sống thuận lợi của cỏ cây. Từ "ương" được hiểu là ấp ủ, làm cho một vật gì đó sinh sôi, nảy nở. Như vậy, đất ươm mầm những loài hoa, giúp hoa tỏa hương thơm ngát. Dòng thơ gợi ra sự tốt tươi, trù phú của vạn vật. Thiên nhiên hiện lên đầy sức sống, vừa yên bình vừa thơ mộng, trữ tình trong đôi mắt của một con người tràn ngập tình yêu dành cho tự nhiên.
Bên cạnh bức tranh thiên nhiên, ta còn thấy được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Trước cuộc sống hiện tại, chủ thể trữ tình bày tỏ sự hài lòng, mãn nguyện:
"Am trúc hiên mai ngày tháng qua.
Thị phi nào đến cõi yên hà."
Cụm từ "ngày tháng qua" gợi ra sự chảy trôi của thời gian. Thời gian đi qua một cách êm đềm từ ngày này qua tháng nọ cũng như cuộc sống an yên của nhân vật trữ tình. Lui về ở ẩn, những đàm tiếu, dị nghị của thiên hạ không thể đến được chốn ở của thi nhân "Thị phi nào đến cõi yên hà". Nhân vật trữ tình sống ở chốn thanh tĩnh cách xa cuộc sống xô bồ, bỏ lại bên ngoài những "thị phi", đúng sai, phải trái của người đời. Dường như, chủ thể trữ tình đã đạt đến sự tự do, tự tại trong tâm hồn.
Đến câu ba, bốn, ta thấy thể thơ đã có sự thay đổi khi câu lục xen giữa câu thất. Tác giả bày tỏ sự hài lòng với cuộc hiện hiện tại "Cơm ăn dầu có dưa muối;/ Áo mặc nài chi gấm là". Vải gấm là một loại vải có nguồn gốc từ tự nhiên, được dệt từ sợi tơ tằm. Đây được coi là loại vải thượng hạng vì có họa tiết cầu kì, bắt mắt cũng như đem đến cho người mặc cảm giác mềm mịn, mượt mà. Bởi lẽ đó, gấm chỉ dành cho các vị vua chúa, quan lại ở thuở xưa. Từ bỏ quan trường để lui về ở ẩn, nhân vật trữ tình không cần đến áo gấm lụa là, cơm ăn dù chỉ có dưa muối nhưng vẫn cảm thấy vui vẻ, mãn nguyện. Đó là cốt cách của một con người đường hoàng, cao cả, không màng vinh hoa, phú quý.
Câu thơ "nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt" mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên nhưng cũng chất chứa suy nghĩ, tâm tư của tác giả. Đây là một lối nói ẩn dụ của nhà thơ. Nước giữ gìn sự thanh khiết để thưởng thức ánh trăng cũng như con người phải giữ gìn, nuôi dưỡng sự liêm khiết để đón nhận những điều tốt đẹp. Cuộc sống hàng ngày diễn ra trong êm đềm, thong thả với công việc lao động bình dân "Đất cày ngõ ải, lảnh ương hoa". Giờ đây, nhà thơ không còn là một vị quan oai phong, lẫm liệt mà trở về sống như người nông dân ngày ngày cuốc đất, trồng trọt. Đó là cuộc sống hết sức bình dị, thảnh thơi.
Trong hai câu thơ cuối cùng, dường như cảm xúc đã đạt đến sự thăng hoa, hưng phấn. Cảm hứng của thi nhân được khơi dậy vào một đêm tuyết rơi. "Câu thần" nghĩa là câu thơ hay. Cảm xúc tràn đầy lại ngẫm nghĩ được câu thơ hay khiến nhân vật trữ tình không thể kiềm được mà cất tiếng ngâm, ca.
Như vậy, với câu lục xen lẫn câu thất cùng hình ảnh thơ ước lệ, giản dị, gần gũi và ngôn ngữ mộc mạc, mang giọng điệu của lời ăn tiếng nói hàng ngày, nhà thơ đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên và sự hài lòng, thảnh thơi khi cáo quan về ở ẩn. Bài thơ đã tô đậm vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn của tác giả Nguyễn Trãi. Đó là một con người vĩ đại với nhân cách cao cả, lớn lao.
Không phải ngẫu nhiên, Nguyễn Trãi lại được các bậc anh minh trọng dụng và hậu thế ngàn đời coi trọng tôn vinh. "Ngôn chí" (bài 3) nói riêng và các sáng tác của ông đã cho thấy tư tưởng vượt thời đại, luôn gắn bó tha thiết với thiên nhiên, đất nước và con người. Bởi vậy, các tác phẩm của ông luôn sống mãi trong lòng của người dân Việt Nam.
27/02/2024
''Am cao am thấp đặt đòi tầng,
Khấp khểnh ba làn trở lại bằng.
Quét trúc bước qua lòng suối,
Thưởng mai về đạp bóng trăng.
Phần du lẽo đẽo thương quê cũ,
Tùng cúc bù trì nhớ việc hằng.
Một phút thanh nhàn trong thuở ấy,
Thiên kim ước đổi được hay chăng''
Bài thơ trên là một đoạn trong bài "Đường lên non" của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Bài thơ này thể hiện sự tương phản giữa cuộc sống nông thôn và thành thị, giữa cuộc sống bình dị và cuộc sống phức tạp.
Nội dung của bài thơ thể hiện sự chuyển động của cuộc sống, từ những cung đường nông thôn đến thành thị, từ những trải nghiệm bình dị đến những trải nghiệm phức tạp. Sự khấp khểnh, đòi hỏi tầng của cuộc sống được thể hiện qua việc "quét trúc bước qua lòng suối" và "thưởng mai về đạp bóng trăng". Đây là hình ảnh tượng trưng cho sự chuyển động, sự thay đổi không ngừng của cuộc sống.
Về mặt nghệ thuật, bài thơ sử dụng những từ ngữ đơn giản nhưng rất sâu sắc và tượng trưng. Sự lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu thơ rất chặt chẽ, tạo nên sự hài hòa và uyển chuyển trong từng câu thơ. Sự tương phản giữa "cao" và "thấp", "tầng" và "bằng" được thể hiện rõ ràng, tạo nên sự độc đáo và cuốn hút cho bài thơ.
Qua đó, bài thơ "Đường lên non" của Hàn Mặc Tử là một tác phẩm nghệ thuật sâu sắc, tượng trưng cho sự chuyển động và tương phản trong cuộc sống. Sự lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu thơ rất chặt chẽ, tạo nên một tác phẩm văn chương đầy ý nghĩa và giá trị nghệ thuật.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
9 giờ trước
Top thành viên trả lời