16/03/2024
16/03/2024
16/03/2024
Bài thơ “Mùa hạ đi đâu” của nhà thơ Hữu Thỉnh thể hiện sự quan sát, cảm nhận về bức tranh mùa hạ và sự thay đổi của thời gian. Trong bài thơ, tác giả tả cảm xúc của một người trẻ khi mùa hạ đến, cảm nhận về cái rét và lạnh, và sự ấm áp khi được ông bà chăm sóc. Bài thơ còn thể hiện tình cảm gia đình và sự quan tâm của thế hệ trước đối với thế hệ sau. Trong tâm trí của người cháu hiện về những hình ảnh, những sự vật đặc trưng nhất của mùa hạ;mùa hạ là mùa vải chín, mùa hạ là mùa của sấm với những cơn mưa rào, mùa của thời tiết ấm nóng nhưng tất cả đã qua đi. Biện pháp nhân hóa được nhà thơ sử dụng một cách tài tình và khéo léo. Nhà thơ đã nhân hóa hình ảnh chùm vải, tiếng sấm, quạt nan thông qua những từ ngữ vốn chỉ hành động, tính chất của con người để chỉ sự vật: “chùm vải trọc đầu trốn trên cây”, ‘ tiếng sâm trốn lẩn”, “quạt na nằm nhớ’. Biện pháp tu từ nhân hóa đã làm cho sự vật sự việc trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Sự vật trở nên có hồn hơn trong mắt của trẻ thơ. Người cháu không chỉ nhớ về mùa hạ mà còn nhớ về kỉ niệm của hai bà cháu qua hình ảnh thơ “ Quạt nan nằm nhớ tay của bà’. Hình ảnh thơ gợi cho người đọc liên tưởng đến kỉ niệm của hai bà cháu trong những buổi trưa hè oi bức, bà ngồi quạt cho cháu nằm mát hay những đêm trăng thanh. cháu nằm nghe bà kể chuyện cổ tích,.. Hình ảnh người bà hiện lên thật đẹp biết bao, bà hết lòng vì con vì cháu, dành cho cháu những điều tốt đẹp nhất. Nhà thơ đưa người đọc trở về với những hình ảnh quen thuộc của quê hương: đó là dòng sông, con đê, mặt trời, tiếng gà, con cóc. Nhà thơ tiếp tục sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá ở trong khổ thơ: sông gầy, đê doãi chân, mặt trời ngủ, tiếng gà dậy trưa, khoai sọ mọc răng, cóc ngồi cóc nhớ. Với việc sử dụng biện pháp nhân hoá đã làm cho bức tranh quê hương trở nên sinh động, có hồn hơn. Hình ảnh dòng sông quê hương lâu nay đã đi vào thơ ca của rất nhiều nhà văn nhà thơ. Tiếng gà là hình ảnh quen thuộc của quê hương, là biểu tượng của cuộc sống yên bình vùng quê nông thôn. Đặc biệt, hình ảnh khoai sọ đã khiến người đọc liên tưởng đến cuộc sống lao động của người dân quê. Đó là một cuộc sống lao động giản dị, mộc mạc của người dân. Câu thơ cuối như một lời tâm tình của nhà thơ. Cóc nhớ hay nhân vật trữ tình đang nhớ về mùa hạ. Đoạn thơ là một bức tranh quê hương mùa hạ hiện lên thật đẹp, yên bình, mộc mạc biết bao! “Mùa hạ đi đâu” đã thể hiện tài năng nghệ thuật của nhà thơ Hữu Thỉnh. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát như lời tâm tình, tâm sự của người cháu với bà. Nhà thơ sử dụng nghệ thuật nhân hoá tài tình, làm cho sự vật trở nên sinh động, có hồn hơn. Câu hỏi tu từ được vận dụng linh hoạt thể hiện được tình cảm quyến luyến của người cháu khi mùa hạ đã qua. Bài thơ đã mang đến cho người đọc bức tranh quê hương thân thương gần gũi, sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về mùa hạ. Hơn nữa, bài thơ mang đến cho người đọc hình ảnh hai bà cháu mộc mạc, giản dị, yêu thương. Tất cả đã hoà vào câu thơ.
Hà My của anh🖤
16/03/2024
lylynguyen cậu ơi kết bài đâu
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Top thành viên trả lời