07/05/2024
07/05/2024
07/05/2024
"Mắt Biếc" là một bộ phim điện ảnh Việt Nam nổi tiếng được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Bộ phim này đã nhận được nhiều sự đánh giá tích cực từ cả khán giả và giới chuyên môn về cả chủ đề và nghệ thuật của nó.
Chủ đề của "Mắt Biếc" tập trung vào tình yêu luyến tiếc giữa các nhân vật chính. Bằng cách khắc họa những mối quan hệ phức tạp và tình cảm sâu sắc giữa họ, bộ phim đã mở ra một cách nhìn mới và cảm động về tình yêu trong xã hội. Điều này giúp tạo ra một diễn biến câu chuyện đầy cảm xúc và ý nghĩa, khám phá một góc nhìn mới về tình yêu và sự đa dạng trong quan hệ con người.
Nghệ thuật của "Mắt Biếc" được đánh giá cao với cách diễn xuất tinh tế của các diễn viên, hình ảnh đẹp mắt, âm nhạc sâu lắng và kỹ thuật làm phim chuyên nghiệp. Bộ phim đã thu hút sự chú ý của khán giả không chỉ bởi nội dung sâu sắc mà còn bởi cách thể hiện tinh tế và chuyên nghiệp từ đạo diễn và ekip sản xuất.
Tóm lại, "Mắt Biếc" đã được đánh giá cao về cả chủ đề và nghệ thuật, từ cách xây dựng câu chuyện đến cách thể hiện trên màn ảnh. Được xem như một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc trong điện ảnh Việt Nam, bộ phim này đã để lại ấn tượng sâu sắc và lan tỏa thông điệp ý nghĩa về tình yêu và sự đa dạng trong xã hội.
07/05/2024
“Mắt Biếc” – một tâm hồn lãng mạn, một tình yêu nồng nàn nhưng lại không phải một cái kết tròn vẹn. Nhưng có lẽ chính vì sự dở dang đó mà cuốn sách “Mắt biếc” của Nguyễn Nhật Ánh lại thực sự chạm vào tâm hồn của những kẻ đang yêu, đã và đang dành cả thanh xuân, tuổi trẻ của mình cho một thứ tình cảm mang tên ‘tình đơn phương’.
Nếu là độc giả trung thành, có lẽ bạn sẽ không còn xa lạ với những câu chuyện tình yêu đơn phương của Nguyễn Nhật Ánh. Nhưng đến với “Mắt biếc” việc xây dựng hình tượng và nội dung lại mang một phong cách mới đặc biệt. Vẫn với những ngôn từ giản đơn, gần gũi quen thuộc của tác giả thiếu nhi, nhưng cuốn sách sẽ gieo lại trong lòng của cả những độc giả lớn tuổi, để lại một nỗi niềm nuối tiếc, chơi vơi, vừa yêu vừa giận.
Đôi khi chúng ta sẽ thường tự hỏi, những năm tháng rung động đầu đời của mình liệu có còn vẹn nguyên trong trí nhớ hay không. Câu trả lời có lẽ nằm trong những trang sách nhẹ nhàng mà sâu lắng của Mắt Biếc.
“Mắt Biếc” là câu chuyện tình yêu dài của Ngạn từ những năm tháng anh còn ở tuổi học trò ngây ngô cho đến khi anh trưởng thành và đã là một người đàn ông 30 tuổi. Ngạn yêu sâu sắc, yêu chân thành và yêu tha thiết một cô gái tên Hà Lan. Anh dành trọn vẹn trái tim, dành cả tuổi trẻ của mình cho Hà Lan – cô gái có đôi mắt trong veo như ánh trăng tròn. Là Mắt Biếc của riêng anh và là cô gái hoàn hảo nhất trong trái tim của Ngạn. Những khổ đau, những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của Ngạn đều xoay quanh đôi mắt biếc ấy.
Nhưng số phận không để anh được hạnh phúc bên Hà Lan, mà lại cho anh là một kẻ ngoài cuộc trong tình yêu của Hà Lan. Bởi Hà Lan yêu say đắm Dũng – một thanh niên nhà giàu, sành điệu, giỏi võ nhưng lại mà một kẻ chuộng tự do, thiếu đứng đắn. Điều này đã làm cho Ngạn vô cùng đau lòng, bởi điều Ngạn mong muốn nhất bây giờ chính là Hà Lan được hạnh phúc. Mỗi khi Dũng làm Hà Lan đau lòng thì cô lại tìm đến Ngạn, anh trở thành điểm tựa, nơi trút bầu tâm sự của cô một cách tự nhiên, mỗi khi như thế Ngạn lại càng thấy đau lòng hơn như có hàng trăm con dao khứa vào trái tim của mình.
Anh đau đớn khi thấy Hà Lan thay đổi. Anh cố níu giữ hình ảnh đôi Mắt Biếc trong những kỷ niệm ngày xưa. Nhưng tất cả đều vô nghĩa khi trong cuộc đời này, tình yêu mãnh liệt kéo dài 20 năm của Ngạn sẽ chẳng bao giờ được Hà Lan đáp lại.
Và đỉnh điểm của nỗi đau chính là Hà Lan có thai với Dũng nhưng lại bị Dũng ruồng bỏ. Hà Lan đặt tên cho con là Trà Long và đành gửi về cho bà ngoại chăm sóc. Hà Lan lặng lẽ và sâu sắc hơn bất cứ người con gái nào khác nên cô đã không chấp nhận tình yêu của Ngạn dù cô biết Ngạn yêu cô đến nhường nào.
Cho dù Nguyễn Nhật Ánh đã cố giành lấy sự đồng cảm của độc giả dành cho Ngạn khi dốc hết lòng để thương Hà Lan, thương đôi mắt biếc thân quen, thương cô đến đau lòng, một tình yêu rộng lượng đến nỗi không cần được hồi đáp. Nhưng vẫn không thể phủ nhận một sự thật rằng, Ngạn và Hà Lan của ngày nào vốn dĩ đã sống ở 2 thế giới khác nhau hoàn toàn, cho dù khởi đầu chung một môi trường giáo dục.
Đọc câu chuyện, ta vừa yêu lại cũng vừa trách. Đúng, có thể Ngạn yêu Hà Lan rất sâu đậm là thật, nhưng không nhất thiết phải tốn cả tuổi trẻ của mình để yêu cô, rồi quên đi mất bản thân mình. Bởi đôi khi yêu một người không nhất thiết là phải dùng cả đời để yêu, nhất là trong trường hợp người đó lại không thể đáp lại tình cảm của mình. Nếu Ngạn mạnh mẽ hơn, tỏ tình với Hà Lan để ít nhất có thể tỏ lòng mình, hiểu lòng người. Thì cho dù tình cảm ấy có không được chấp nhận, có lẽ Ngạn sẽ mạnh mẽ buông bỏ hơn, rồi tự tìm cho mình thứ ‘tình yêu đích thực’ ấy ở một nơi khác. Vì Ngạn xứng đáng được yêu thương nhiều, rất nhiều. Nhưng anh lại không làm vậy. Việc khai thác tâm lý nhân vật Ngạn là điều tài tình nhất mà người đọc đánh giá cao ở tác phẩm này. Những nhân vật đều sống quá chân thật với cảm xúc của mình. Để rồi vô tình để cảm xúc dẫn lối mà không dùng một chút lí trí nào. Nên họ không biến số phận của họ trở lên tốt đẹp hơn, thuận lợi hơn.
Nếu bạn muốn hỏi bài tập
Các câu hỏi của bạn luôn được giải đáp dưới 10 phút
CÂU HỎI LIÊN QUAN
19/07/2025
Top thành viên trả lời