Nguyễn Dữ là nhà văn lỗi lạc của đất nước ta trong thế kỷ 16. Vốn là học trò giỏi của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngoài thơ, ông còn để lại tập văn xuôi viết bằng chữ Hán, gồm có 20 truyện ghi chép những mẩu chuyện hoang đường lưu truyền trong dân gian; cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả. Đằng sau mỗi câu chuyện thần kỳ. "Truyền kì mạn lục" chứa đựng nội dung phê phán những hiện thực xã hội đương thời được nhìn dưới con mắt nhân đạo của tác giả. Với tập truyện ngắn này - tác phẩm được đánh giá là "thiên cổ kỳ bút", Nguyễn Dữ đã khẳng định được tài năng nghệ thuật bậc thầy của mình, xứng đáng được xếp vào hàng đầu các nhà văn viết truyện ngắn trung đại Việt Nam. Truyện "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" rút trong tác phẩm "Truyền kì mạn lục" phản ánh cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác. Với quan niệm "kể chuyện rong để rọng đời" mỗi truyện là một màn kịch về cuộc đời, về số phận bi thảm của những con người bị áp bức trong xã hội phong kiến suy tàn, mục nát.
Nhân vật chính của tác phẩm "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" xuất hiện ngay từ đầu truyện bằng mấy dòng giới thiệu trực tiếp ngắn gọn về tên họ, quê quán, tính tình, phẩm chất. Ngô Tử Văn được giới thiệu là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được. Lời giới thiệu giản dị, trực tiếp, ngắn gọn nhưng giúp người đọc hình dung được những nét tính cách nổi bật của nhân vật, gợi ra chủ đề của câu chuyện. Mở đầu câu chuyện, ta đã thấy sự đối lập rõ ràng giữa hai nhân vật: kẻ gian trá, giả dối đối lập với người ngay thẳng, cương trực. Trong khi Diêm Vương và các phán quan đại diện cho công lí, chính nghĩa thì tên tướng giặc họ Thôi thuộc phe ác, hắn xảo trá đến mức làm giả cả mộ liệt sĩ để chiếm đền thờ của Thổ Công, hòng trục lợi cho bản thân. Hắn còn ngoan cố, bướng bỉnh, trước những lời buộc tội và lý lẽ cứng cỏi của Tử Văn, hắn đáp lại bằng giọng điệu khinh miệt, mắng nhiếc, doạ nạt, vu khống. Tên tướng giặc họ Thôi tiêu biểu cho tầng lớp thống trị tham lam, tàn bạo, xảo trá, bất nhân, bất nghĩa, làm hại đến quyền lợi của nhân dân lao động.
Ngô Tử Văn đại diện cho chính nghĩa, trừ hại cho dân. Hành động châm lửa đốt đền của Tử Văn là hành động dũng cảm, đánh thẳng vào đối thủ, phơi bày bộ mặt giả mạo của hồn ma tên tướng giặc, giải phóng cho Thổ Công, đem lại công bằng cho nhân dân. Hành động đó xuất phát từ lòng tự tin vào chính nghĩa, nói lên tính cách cứng cỏi của kẻ sĩ. Sự cương trực, khảng khái của Ngô Soạn được bộc lộ rõ ràng hơn nữa qua cử chỉ, ngôn ngữ trong khi xử kiện ở Minh ti. Trước lời buộc tội của tên tướng giặc, Tử Văn không hề run sợ mà vẫn cứ ngồi ngất ngưởng, tự nhiên như ngó tay rửa mặt. Ngôn ngữ, cử chỉ ấy thể hiện một thái độ khinh bạc, coi thường quỷ ma, càng chứng tỏ bản lĩnh cứng cỏi của kẻ sĩ. Khi bị bọn quỷ sứ lôi đi xử kiện, Tử Văn không hề lo sợ, khăng khăng một mực kêu oan, đòi phải được xử sáng suốt, đòi hỏi xem xét kĩ lưỡng, không chịu khuất phục trước uy quyền. Anh đã đấu tranh đến cùng vì lẽ phải. Cuộc đấu tranh giữa Tử Văn với tên hung thần diễn ra rất gay go, nhưng Tử Văn vẫn không lùi bước, anh đã giành chiến thắng. Chiến thắng ấy thể hiện niềm tin vào công lí, chính nghĩa sẽ chiến thắng mọi thế lực phi nghĩa, xấu xa.
Trong "Chức phán sự đền Tản Viên", Nguyễn Dữ đã sử dụng thành công yếu tố kì ảo, cốt truyện giàu kịch tính với nhiều tình tiết bất ngờ. Bên cạnh đó, kết cấu truyện chặt chẽ, cách kể chuyện linh hoạt, dẫn dắt thú vị cũng tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện. Tác phẩm ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, qua đó bộc lộ niềm tin vào công lí, vào việc chính thắng tà.