Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 của nước ta. Các tác phẩm của ông mang đậm tính dân tộc và thấm đẫm hình ảnh làng quê Việt Nam mộc mạc. Nổi bật trong đó là chùm thơ Thu đã gợi tả lên một bức tranh phong cảnh mùa thu làng quê đồng bằng Bắc Bộ với những hình ảnh đặc trưng: trời xanh, nước trong, lá vàng. Đặc biệt với tác phẩm Thu vịnh, nhà thơ đã vẽ lên những nét đặc trưng tiêu biểu cho mùa thu nhưng bên trong lại ẩn chứa những tâm sự thầm kín về tình yêu quê hương đất nước.
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Ở đây, khác hẳn với những trời thu trong "Thu điếu" và "Thu ẩm", trời thu của Thu vịnh được mở đầu là một khung cảnh cao vút và thăm thẳm của trời thu, và xen vào đó là cái se se lạnh của mùa thu. Với cái nền là bầu trời bao la "xanh ngắt", " mấy tầng cao" nổi bật lên hình ảnh thanh tú của cần trúc đang đong đưa khe khẽ trước gió thu. Và hình ảnh động của gió hắt hiu như chứa chất tâm trạng bên trong. Mở đầu như vậy khiến cho người đọc có thể phần nào thấy được một nỗi lòng đầy lo âu. Sự lay động rất nhẹ của cần trúc càng làm tăng thêm cái lặng thinh, sâu thẳm của bầu trời. Hai câu đề chấm phá hai nét phong cảnh đơn sợ, thanh thoát nhưng hoà điệu nhịp nhàng với tâm hồn tác giả. Nhà thơ đã vẽ lên một khung cảnh trời thu vừa có cảnh thực là vừa có hồn thu ở trong cảnh.
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Nước biếc là màu nước đặc trưng của mùa thu khi khí trời bắt đầu se lạnh. Sáng sớm và chiều tối, trên mặt ao, mặt hồ có một lớp sương mỏng tỏa mờ, làm cho người đọc có cảm giác như thấy được màu khói phủ. Cảnh tượng này giống như trong "Thu điếu":
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào
Câu thơ "Song thưa để mặc bóng trăng vào" gợi ý cho người đọc một cảm nhận là ánh trăng đêm thu dịu nhẹ như tràn qua song thưa, ngấm vào tất cả cảnh vật để tạo nên một cảnh thu tuyệt đẹp. Nếu hai câu trên mới chỉ gợi ra cảnh thu qua độ xanh của trời, của nước thì ở cặp câu luận, nhà thơ trực tiếp vẽ ra những đường nét, màu sắc của cảnh vật. Đó là màu vàng của lá thu rơi rụng xuống trong cái nắng thanh tân của mùa thu:
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
Một tiếng trên không ngỗng nước nào
Nhà thơ như đang đứng ở phía sau vườn nhà mình nhìn ra cái ao nhỏ, nhìn lên chiếc giậu hoa và thấy "Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái". Mấy chùm hoa là mấy chùm gì không biết, nhưng chắc chắn là không phải hoa năm nay. Và nếu không có ý tu từ thì câu thơ này đơn giản chỉ là: Mấy chùm hoa trước giậu. Nhưng tác giả đã đưa vào đấy chữ "mấy" vừa ước lệ, vừa tượng trưng. Tiếp đến câu thứ hai của phần luận, nhà thơ viết: Một tiếng trên không ngỗng nước nào. Ở đây, nhà thơ đã vận dụng thật tài tình nghệ thuật lấy động nói tĩnh. Trong cảnh thu yên tĩnh ấy xuất hiện tiếng ngỗng trời khiến ta có cảm giác như tiếng ngỗng kêu lúc ấy lại vọng từ trong không gian xa xôi nào đến. Và cũng vì cảnh vật xung quanh quá tĩnh lặng nên người đọc chúng ta mới có cảm giác như tiếng ngỗng ấy văng vẳng từ nơi xa xôi nào đến. Rồi bỗng dưng nhà thơ thốt lên một tiếng "ngỗng nước nào?". Tiếng kêu của bầy ngỗng như làm vỡ tung cái không gian yên lặng của đêm thu, làm cho con người giật mình chợt tỉnh. Cũng có thể nhà thơ đang băn khoăn tự hỏi: Tiếng ngỗng ấy là tiếng ngỗng của bầy ngỗng nước nào? Bầy ngỗng ở phương nào còn bay về nơi xa xôi ấy nhỉ? Hay đây chính là nỗi u uất của nhà thơ trước tình hình đất nước lúc bấy giờ.
Rồi đến hai câu kết của bài thơ, nhà thơ bộc lộ một cách trực tiếp cảm xúc của mình:
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Giữa khung cảnh trời thu đẹp và lãng mạn đến thế, cảm hứng của thi nhân bỗng dâng trào, động thái "toan cất bút" thể hiện sự hào hứng muốn được làm thơ ngay. Nhưng rồi nhà thơ lại ngập ngừng bởi "thẹn với ông Đào". Thẹn ở đây chính là thẹn về tài thơ. Bởi cũng cùng nhìn ra cảnh thu ấy mà ông Đào Tiềm đã viết nên những bài thơ "thu hứng" kinh điển. Còn mình thì chỉ nhìn được ra mấy chùm hoa trước giậu mà đã chẳng thể biết là hoa gì. Nhìn ra cảnh thu đẹp mà chẳng làm nổi bài thơ nào để xứng với cảnh thu ấy. Qua đây, chúng ta có thể cảm nhận được một cách sâu sắc tâm hồn và nhân cách của Tam nguyên Yên Đổ. Bài thơ còn mang đậm một nỗi buồn. Nỗi buồn của một nhà nho gắn bó tha thiết với thiên nhiên, với đất nước và cảm thấy cô đơn bất lực trước hiện thực.
Như vậy, bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến đích thực là một bài thơ hay, góp phần khẳng định tình yêu quê hương đất nước đằm thắm trong dòng sông văn học Việt Nam.