Câu 1
Câu 1
Thế nào là quyền tự do ngôn luận ? Cho ví dụ minh hoạ.
Lời giải chi tiết:
Quyền tự do ngôn luận được hiểu là: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Ví dụ : Viết thư gửi Quốc hội hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo bày tỏ nguyện vọng của cá nhân.
Câu 2
Câu 2
Công dân có quyền tự do ngôn luận như thế nào ? Cho ví dụ minh hoạ.
Lời giải chi tiết:
- Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở (cơ quan, trường học, tổ dân phố,…) bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
- Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Viết thư cho đại biểu Quốc hội trình bày, đề đạt nguyện vọng.
- Kiến nghị với đại biểu quốc hội trong dịp tiếp xúc cử tri.
Câu 3
Câu 3
Công dân có quyền tự do ngôn luận nhưng tại sao phải tuân theo quy định của pháp luật ?
Lời giải chi tiết:
Công dân được tự do ngôn luận nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật vì mục đích của tự do ngôn luận là thể hiện sự tự do nhưng trên khuôn khổ của pháp luật, phù hợp với pháp luật.
Câu 4
Câu 4
Có người cho rằng : Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo pháp luật. Hãy đánh dấu X vào ô trống dưới đây mà theo em là đúng:
Đúng
Trái ngược với tự do
Lời giải chi tiết:
Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo pháp luật là đúng.
Tích vào ô Đúng.
Unit 3: Teenagers
Unit 9: Natural disasters
Unit 9: Phones Used to Be Much Bigger
Unit 3: People of Viet Nam
Bài 6. Xác định mục tiêu cá nhân
SBT Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục công dân 8
SGK Giáo dục công dân 8 - Cánh Diều
SBT Giáo dục công dân 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 8
SGK GDCD Lớp 8