Công nghệ trồng trọt

Bài 20. Giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu hỏi tr 109
Câu hỏi tr 110
Câu hỏi tr 111
Lý thuyết
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu hỏi tr 109
Câu hỏi tr 110
Câu hỏi tr 111
Lý thuyết

Câu hỏi tr 109

Mở đầu

Quan sát Hình 20.1, cho biết công nghệ cao nào được ứng dụng trong trồng trọt?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 109 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

- Hình A: Công nghệ phun sương

- Hình B: Công nghệ thủy canh

- Hình C: Công nghệ tưới phun mưa

- Hình D: Công nghệ rô bốt, tự động hóa

Luyện tập

Quan sát Hình 20.2 và chỉ ra ưu điểm của trồng trọt công nghệ cao so với trồng trọt truyền thống được thể hiện trong hình.

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 109 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Ưu điểm của trồng trọt công nghệ cao so với trồng trọt truyền thống được thể hiện trong hình:

- Tiết kiệm chi phí, giảm thiểu sức lao động.

- Tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.

- Khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.

Câu hỏi tr 110

Hình thành kiến thức

Em hãy nêu đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao.

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 110 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao:

- Trồng trọt công nghệ cao là trồng trọt được ứng dụng kết hợp thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.

- Một số công nghệ cao được ứng dụng nhiều trong trồng trọt như cơ giới hoá, tự động hoá, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính trong trồng trọt, công nghệ lót, các quy trình canh tác tiên tiến cho hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị sản xuất,...

Luyện tập

Em hãy so sánh trồng trọt công nghệ cao và trồng trọt truyền thống theo mẫu Bảng 20.1

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 110 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

TTChỉ tiêu so sánhTrồng trọt công nghệ caoTrồng trọt truyền thống
1Nhân côngCaoThấp
2Trình độ kỹ thuậtCaoThấp
3Năng suấtCaoThấp
4Chất lượng sản phẩmTốtBình dân
5Cơ giới hóaÁp dụngKhông áp dụng
6Tự động hóaÁp dụngKhông áp dụng
7Công nghệ thông tinCaoThấp
8Hiệu quả kinh tếvượt trội và bền vữngkhông ổn định
9Đầu tưCaoThấp

Luyện tập

Quan sát Hình 20.3 và cho biết trồng xà lách sử dụng ánh sáng LED đơn sắc rút ngắn thời gian được bao nhiêu ngày so với ánh sáng tự nhiên? Vì sao?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 110 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Từ hình, ta thấy trồng xà lách sử dụng ánh sáng LED đơn sắc rút ngắn thời gian được 10 ngày so với ánh sáng tự nhiên. Vì chu kỳ sinh trưởng của xà lách phụ thuộc vào chất lượng ánh sáng, cường độ ánh sáng và thời gian của ánh sáng;ánh sáng tự nhiên không thể kiểm soát nên sự tăng trưởng không được tận dụng hoàn toàn. Sử dụng đèn led trồng cây, các điều kiện sinh trưởng có thể điều khiển được, hoàn toàn kích hoạt các tế bào phát triển và điều chỉnh chu kỳ ánh sáng cây thông qua đèn LED.

 

Câu hỏi tr 111

Hình thành kiến thức

Quan sát Hình 20.4, cho biết loại cây trồng nào khác có thể trồng và áp dụng công nghệ tương tự như cây cà chua?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 111 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Loại cây trồng nào khác có thể trồng và áp dụng công nghệ tương tự như cây cà chua: dưa lưới; dưa chuột; ..

Luyện tập

Em hãy nêu các công nghệ cao được áp dụng trong các Hình 20.3 - 20.5

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 111 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Các công nghệ cao được áp dụng trong các Hình 20.3 - 20.5:

- Hình 20.3: Công nghệ ứng dụng chiếu sáng LED.

- Hình 20.4: Công nghệ cảm biến, tự động hóa.

- Hình 20.5: Công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa.

Vận dụng

Hãy tìm hiểu một số mô hình trồng trọt ứng dụng công nghệ cao ở nước ta.

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 111 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Một số mô hình trồng trọt ứng dụng công nghệ cao ở nước ta:

- Mô hình trồng rau thủy canh.

- Công nghệ nhà kính trong trồng trọt.

- Công nghệ tưới nước tự động, tiết kiệm.

Lý thuyết

>> Xem chi tiết: Lý thuyết giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao - Công nghệ 10

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi