Đề bài
Câu 1: Kính lúp không quan sát được vật nào dưới đây?
A. Con bọ cánh cứng B. Virus corona C. Chim ruồi D. Chiếc lá
Câu 2: Chọn đơn vị đo khối lượng thích hợp cho mỗi chỗ trống trong các câu sau:
1. Khối lượng của một học sinh lớp 6 là 45 …
2. Khối lượng của chiếc xe tải là 2,4 …
3. Khối lượng của viên thuốc cảm là 2 …
A. 45 kg; 2,4 kg; 2 tạ B. 45 tạ; 2,4 tấn; 2 g
C. 45 kg; 2,4 tấn; 2 g D. 45 kg; 2,4 tấn; 2 kg
Câu 3: Điền vào chỗ trống: “… là dụng cụ đo thời gian”.
A. Cân điện tử B. Thước kẻ C. Cân đồng hồ D. Đồng hồ
Câu 4: Khoa học tự nhiên là:
A. Nghiên cứu các sự vật hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống con người.
B. Sản xuất những công cụ giúp nâng cao đời sống con người.
C. Sản xuất những công cụ phục vụ học tập và sản xuất.
D. Sản xuất những thiết bị ứng dụng trong các linh vực đời sống.
Câu 5: Ba biển báo sau có đặc điểm gì chung:
A. Đều là biển cấm thực hiện. B. Đều là biển bắt buộc thực hiện.
C. Đều là biển được thực hiện. D. Đều là biển cảnh báo nguy hiểm
Câu 6: Để điều chỉnh độ phóng đại, người ta thay đổi bộ phận nào?
A. Vật kính B. Thị kính C. Bàn kính D. Giá đỡ
Câu 7: 1 mét thì bằng:
A. 1000mm B. 10cm C. 100dm D. 100mm
Câu 8: Để đo khối lượng của 6 quả táo, ta nên chọn cân đồng hồ nào dưới đây?
A. Cân có GHĐ là 500g và ĐCNN là 2g B. Cân có GHĐ là 10kg và ĐCNN là 50g
C. Cân có GHĐ là 2kg và ĐCNN là 10g D. Cân có GHĐ là 30kg và ĐCNN là 100g
Câu 9: 39,5oC đổi sang độ Kenvin có giá trị bằng:
A. 312,5K B. -233,5K C. 233,5K D. 156,25K
Câu 10: Tại một nhà máy sản xuất bánh kẹo, An có thể đóng gói 1410 viên kẹo mỗi giờ. Bình có thể đóng 408 hộp trong 8 giờ làm việc mỗi ngày. Nếu mỗi hộp chứa 30 viên kẹo, thì ai là người đóng gói nhanh hơn?
A. An. B. Bình
C. An và Bình nhanh như nhau D. An và Bình nhanh như nhau
Đáp án
1. B | 2. C | 3. D | 4. A | 5. A |
6. A | 7. A | 8. C | 9. A | 10. C |
Câu 1:
Kính lúp không quan sát được vật nào dưới đây? A. Con bọ cánh cứng B. Virus corona C. Chim ruồi D. Chiếc lá |
Phương pháp giải:
Xem lí thuyết kính lúp.
Lời giải chi tiết:
Virus corona có kích thước rất nhỏ kính lúp không thể quan sát được.
Đáp án B.
Câu 2:
Chọn đơn vị đo khối lượng thích hợp cho mỗi chỗ trống trong các câu sau: 1. Khối lượng của một học sinh lớp 6 là 45 … 2. Khối lượng của chiếc xe tải là 2,4 … 3. Khối lượng của viên thuốc cảm là 2 … A. 45 kg; 2,4 kg; 2 tạ B. 45 tạ; 2,4 tấn; 2 g C. 45 kg; 2,4 tấn; 2 g D. 45 kg; 2,4 tấn; 2 kg |
Phương pháp giải:
Ước lượng khối lượng của các vật.
Lời giải chi tiết:
1. Khối lượng của một học sinh lớp 6 là 45 kg
2. Khối lượng của chiếc xe tải là 2,4 tấn
3. Khối lượng của viên thuốc cảm là 2 g
Đáp án C.
Câu 3:
Điền vào chỗ trống: “… là dụng cụ đo thời gian”. A. Cân điện tử B. Thước kẻ C. Cân đồng hồ D. Đồng hồ |
Lời giải chi tiết:
Đồng hồ là dụng cụ đo thời gian.
Đáp án D.
Câu 4:
Khoa học tự nhiên là: A. Nghiên cứu các sự vật hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống con người. B. Sản xuất những công cụ giúp nâng cao đời sống con người. C. Sản xuất những công cụ phục vụ học tập và sản xuất. D. Sản xuất những thiết bị ứng dụng trong các linh vực đời sống. |
Lời giải chi tiết:
Đáp án B, C, D là ứng dụng của nghiên cứu khoa học tự nhiên.
Đáp án A.
Câu 5:
Ba biển báo sau có đặc điểm gì chung:
A. Đều là biển cấm thực hiện. B. Đều là biển bắt buộc thực hiện. C. Đều là biển được thực hiện. D. Đều là biển cảnh báo nguy hiểm |
Phương pháp giải:
Xem lí thuyết các kí hiệu cảnh báo.
Lời giải chi tiết:
Ba biển báo trên đều là biển cấm thực hiện: hình tròn, viền đỏ, nền trắng.
Đáp án A.
Câu 6:
Để điều chỉnh độ phóng đại, người ta thay đổi bộ phận nào? A. Vật kính B. Thị kính C. Bàn kính D. Giá đỡ |
Phương pháp giải:
Xem lí thuyết kính hiển vi quang học.
Lời giải chi tiết:
Để điều chỉnh độ phóng đại, người ta thay đổi bộ phận vật kính (10x, 40x, 100x).
Đáp án A.
Câu 7:
1 mét thì bằng: A. 1000mm B. 10cm C. 100dm D. 100mm |
Lời giải chi tiết:
1m = 10dm = 100cm = 1000mm
Vật 1m = 1000mm
Đáp án A.
Câu 8:
Để đo khối lượng của 6 quả táo, ta nên chọn cân đồng hồ nào dưới đây?
A. Cân có GHĐ là 500g và ĐCNN là 2g B. Cân có GHĐ là 10kg và ĐCNN là 50g C. Cân có GHĐ là 2kg và ĐCNN là 10g D. Cân có GHĐ là 30kg và ĐCNN là 100g |
Phương pháp giải:
Ước lượng khối lượng của 6 quả táo để chọn cân phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Ta ước lượng khối lượng của 6 quả táo hơn 1kg => để kết quả đo chính xác ta nên chọn cân có ĐCNN nhỏ và GHĐ lớn hơn 1kg.
=> Cân có GHĐ là 2kg và ĐCNN là 10g
Đáp án C.
Câu 9:
39,5oC đổi sang độ Kenvin có giá trị bằng: A. 312,5K B. -233,5K C. 233,5K D. 156,25K |
Phương pháp giải:
Vận dụng biểu thức đổi nhiệt giai: K = t (oC) + 273
Lời giải chi tiết:
Ta có K = t (oC) + 273
=>39,5oC đổi sang độ Kenvin có giá trị là 39,5 + 273 = 312,5K.
Đáp án A.
Câu 10:
Tại một nhà máy sản xuất bánh kẹo, An có thể đóng gói 1410 viên kẹo mỗi giờ. Bình có thể đóng 408 hộp trong 8 giờ làm việc mỗi ngày. Nếu mỗi hộp chứa 30 viên kẹo, thì ai là người đóng gói nhanh hơn? A. An. B. Bình C. An và Bình nhanh như nhau D. An và Bình nhanh như nhau |
Phương pháp giải:
Tính số hộp kẹo An và Bình đóng gói được trong 1 giờ.
Lời giải chi tiết:
Số hộp kẹo An đóng gói được trong 1 giờ là:
1410 : 30 = 47 (hộp)
Số hộp kẹo Bình đóng gói được trong 1 giờ là:
408 : 8 = 51 (hộp)
Vậy Bình đóng gói nhanh hơn An.
Đáp án B.
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6