Câu 1
Làm thí nghiệm như hình 1, 2 trang 70 SGK và hoàn thành bảng sau:
Mô tả cách tiến hành thí nghiệm | Nhận xét hiện tượng và kết luận |
Hình 1: .... Hình 2: ......
|
|
Lời giải chi tiết:
Mô tả cách tiến hành thí nghiệm | Nhận xét hiện tượng và kết luận |
Dùng hai cây nến như nhau và hai lọ thủy tinh không bằng nhau Hình 1: lọ nhỏ Hình 2: lọ to | Cây nến trong hình 1 sẽ tắt nhanh hơn cây nến trong hình 2 sẽ cháy lâu hơn. Bởi vì lọ to chứa nhiều không khí hơn. |
Câu 2
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Trước khi làm thí nghiệm hãy dự đoán kết quả.
2.1 Ngọn nến trong hình 3 trang 70 SGK còn cháy được bao lâu?
a) Tắt ngay.
b) Một lát sau thì tắt.
c) Một lúc lâu sau thì tắt.
2.2 Tại sao ngọn nến trong hình 4 trang 71 SGK không bị tắt?
a) Vì khí ni-tơ có trong lọ duy trì sự cháy
b) Vì khí các-bô-níc có trong lọ duy trì sự cháy
c) Không khí ở ngoài tràn vào tiếp tục cung cấp ô-xi để duy trì sự cháy
Lời giải chi tiết:
2.1 Ngọn nến trong hình 3 trang 70 SGK còn cháy được bao lâu?
b) Một lát sau thì tắt.
2.2 Tại sao ngọn nến trong hình 4 trang 71 SGK không bị tắt?
c) Không khí ở ngoài tràn vào tiếp tục cung cấp ô-xi để duy trì sự cháy
Câu 3
Chọn các từ có trong khung để diền vào chỗ … của các câu sau cho phù hợp. (Lưu ý một từ có thể sử dụng nhiều lần)
Ni-tơ, sự cháy, quá nhanh, không khí
a) Ô-xi trong không khí cần cho .......
b) Càng có nhiều ......... thì càng có nhiều ô-xi và ............ diễn ra lâu hơn
c) ............ trong không khí không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy không diễn ra quá nhanh.
Lời giải chi tiết:
a) Ô-xi trong không khí cần cho sự cháy
b) Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy diễn ra lâu hơn
c) Ni-tơ trong không khí không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy không diễn ra quá nhanh.
Xem lại lí thuyết
tại đây
:
Bài tập cuối tuần 31
Bài 1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1
Chủ đề 3: Đồng bằng Bắc Bộ
Bài 13: Tôn trọng luật giao thông