1. Tìm 5 đến 6 hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách báo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem.
2. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về đoạn thơ sau: Đất nghèo nuôi những anh hùng Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên Đạp quân thù xuống đất đen Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
3. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về đoạn thơ sau: Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
4. Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Việt Nam quê hương ta.”
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng là một trong những bài ca dao, dân ca đặc sắc của văn học dân gian Việt Nam nói về vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Tác giả Bùi Mạnh Nhị đã có công trình nghiên cứu sâu sắc về bài thơ này
Viết đoạn văn nêu lên tình cảm của tác giả Bùi Mạnh Nhị được thể hiện trong văn bản Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng
Bài làm
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng là một trong những bài ca dao, dân ca đặc sắc của văn học dân gian Việt Nam nói về vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Tác giả Bùi Mạnh Nhị đã có công trình nghiên cứu sâu sắc về bài thơ này. Theo tác giả, bài ca dao gây nên ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu. Đó là vẻ đẹp cả cánh đồng lúa bao la, trù phú, tốt tươi, đầy sức sống. Trên nền thiên nhiên đó là vẻ đẹp của người con gái thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống. Bài viết đã nêu lên những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ với các biện pháp tu từ như đối xứng, điệp ngữ, điệp từ, ngôn ngữ mang màu sắc địa phương. Qua sự ngợi ca vẻ đẹp về nội dung, nghệ thuật của văn bản là tình cảm yêu mến, trân trọng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương. Điều đó được thể hiện qua chi tiết tác giả nói về cánh đồng: cánh đồng không chỉ rộng lớn, mênh mông mà còn rất đẹp, trù phú, đầy sức sống; đó chính là con người, là cô thôn nữ thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống… Tác giả còn thể hiện sự bất ngờ, thú vị bởi sự sâu sắc của bài thơ: bài ca dao gây ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu, tuy nhiên bài ca dao có thể còn mang nhiều tinh ý khác, tuỳ vào việc hiểu đó là lời ai nói, ai hát… Có thể thấy, đây là một công trình nghiên cứu đặc sắc vì tài năng, sự tinh tế của tác giả và vì cả tình cảm mà tác giả thổi hồn trong bài ca dao trên.
CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT - SBT
CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO
Chủ đề 4. NUÔI DƯỠNG QUAN HỆ GIA ĐÌNH
BÀI 10
Chủ đề 2. Mạng máy tính và Internet
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Ôn tập hè Văn Lớp 6
SBT Văn - Cánh diều Lớp 6
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 6
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 6
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 6
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 6
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 6
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 6
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 6
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành văn Lớp 6