Đề bài
Đánh dấu + vào ô trống trước cách giải quyết em cho là phù hợp nhất trong mỗi tình huống dưới đây và giải thích lí do.
Tình huống 1: Em được lớp phân công làm một việc không phù hợp với khả năng. Em sẽ:
a) Cãi lại và bỏ không làm. | |
b) Im lặng nhưng bỏ không làm. | |
c) Im lặng và làm qua loa cho xong việc. | |
d) Trình bày với lớp và xin đổi việc khác phù hợp hơn. |
Tình huống 2: Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình. Em sẽ:
a) Im lặng. | |
b) Gặp cô giáo giải thích rõ để cô hiểu. | |
c) Giận dỗi cô giáo. | |
d) Phản ứng gay gắt đối với cô và không muốn đến lớp. |
Tình huống 3: Em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi xem xiếc nhưng bố mẹ lại dự định cho em đi chơi công viên. Em sẽ:
a) Nói với bố mẹ mong muốn của em. | |
b) Im lặng và đi chơi công viên với bố mẹ mặc dù không thích. | |
c) Tự ý bỏ đi xem xiếc với bạn, không nói gì với bố mẹ. |
Lời giải chi tiết
Tình huống 1: Em được lớp phân công làm một việc không phù hợp với khả năng. Em sẽ:
d) Trình bày với lớp và xin đổi việc khác phù hợp hơn.
- Việc trình bày giải thích rõ với lớp giúp mọi người hiểu được rằng công việc này không phù hợp với em và lúc đó yêu cầu đổi việc khác sẽ được mọi người thấu hiểu và chấp nhận.
Tình huống 2: Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình. Em sẽ:
b) Gặp cô giáo giải thích rõ để cô hiểu.
- Việc im lặng, giận dỗi, phản ứng gay gắt chỉ khiến cố phản cảm và nghĩ rằng em bị phê bình là chính xác. Nên gặp cô giáo riêng để giải thích rõ ràng để cô giáo nhìn nhận lại vấn đề và không hiểu lầm em.
Tình huống 3: Em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi xem xiếc nhưng bố mẹ lại dự định cho em đi chơi công viên. Em sẽ:
a) Nói với bố mẹ mong muốn của em.
- Nói với bố mẹ rằng em thích đi xem xiếc hơn và muốn được đi xem xiếc. Điều đó giúp bố mẹ hiểu ra và nhìn nhận lại mong muốn của em và sẽ điều chỉnh nếu có thể hoặc cho lần sau.
Bài tập cuối tuần 26
Bài tập cuối tuần 28
Chủ đề: Tôn trọng tài sản của người khác
Chủ đề 3. Yêu lao động
TIẾNG VIỆT 4 TẬP 2