Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Câu 1. Hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp rồi ghi vào phần trả lời :
Côt A (Cơ quan hô hấp) | Cột B (Chức năng) |
1. Khoang mũi | a. Chống bụi, vi khuẩn và vật lạ, giúp không khí dễ đi qua |
2. Khí quản và phế quản | b. Làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi, đảm bảo cho sự trao đổi khí giữa máu với không khí trong phế nang dỗ dàng. |
3.Thanh quản | c. Ngăn bụi và diệt khuẩn, sưởi ấm và làm ấm không khí |
4. Phổi | d. Nhận không khí từ khoang mùi, hầu chuyển vào khí quản. Ngăn thức ăn không cho lọt vào khí quản trong lúc nuốt thức ăn |
Trả lời: 1…..; 2……;3…….;4………
Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng:
1. Vai trò của emim amilaza ?
A. Là tuyến tiêu hoá nằm ở khoang miệng
B. Tiêu hoá hoàn toàn tinh bột thành đường mantôzơ
C. Biến đổi tinh bột thành đường mantôzơ
D. Cả A, B và C đúng
2. Chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thụ chủ yếu ở:
A. Khoang miệng. B. Ruột non
C. Dạ dày D. Ruột già
3. Câu nào sau đây sai?
A. Xương to ra về bề ngang nhờ sụn tăng trưởng phân chia
B. Tính chất của cơ đó là co và duỗi
C. Có 3 loại khớp là khớp bán động, khớp động và khớp bất động
D. Xương dài hình ống, giữa chứa tuỷ đỏ ở trẻ em, tuỷ vàng ở ngứời lớn.
4. Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ:
A. Sức đẩy của tim và sự co dãn của động mạch
B. Sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức đẩy của tim
C. Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch và sức đẩy của tim
D. Sức hút của tâm nhĩ và sự co dãn của động mạch
5. Câu nào dưới đây được coi chức năng của hệ tiêu hóa của người?
A. Xử lí cơ học thức ăn
B. Thủy phân thức ăn thành các đơn phân tiêu hóa được
C. Loại bỏ thức ăn không đặc trưng cho loài
D. Cả A, B và C
6. Enzyme amliase chỉ hoạt động hiệu quả trong môi trường có:
A. Nhiệt độ 37°Cvà pH là 2 - 3
B. Nhiệt độ 37°Cvà pH là 7.2
C. Nhiệt độ 37°Cvà pH là 3,7
D. Cả A, B và C đều sai
7. Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần sau:
A. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng.
B. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, co quan thụ cảm, cơ quan phản ứng.
C. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản xạ
D. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan phản xạ.
8. Khi nhai kỹ cơm cháy trong miệng ta thấy có vị ngọt, vì :
A. Cơm cháy và thức ăn được nhào trộn kỹ.
B. Cơm cháy đã biến thành đường mantôzơ.
C. Nhờ sự hoạt động của amilaza.
D. Thức ăn được nghiền nhỏ.
II. TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 1. Nhũng đặc điểm nào của ruột non giúp nó thực hiện tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng? Vì sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả?
Câu 2. Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch về tim?
Câu 3. Trình bày vai trò của gan.
Lời giải chi tiết
I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Câu 1.
1 | 2 | 3 | 4 |
c | a | d | b |
Câu 2.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
C | B | A | A | D | B | B | B |
II. TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 1. * Đặc điểm của ruột non
Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp
Có nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của ruột non tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.
Mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc
Ruột dài (2,8 đến 3 mét ) → Tổng diện tích bề mặt 500 m2
* Ăn uống đúng cách giúp tiêu hóa có hiệu quả vì: ăn chậm, nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ hơn, dễ thấm dịch tiêu hóa hơn. Mặt khác, ăn đúng giờ, đúng bữa sự tiết dịch tiêu hóa sẽ thuận lợi hơn, số lượng và chất lượng dịch tiêu hóa cao hơn.
Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi giúp cho hoạt động tiết địch tiêu hóa cũng như hoạt động co bóp của dạ dày và ruột tập trung hơn nên tiêu hóa đạt hiệu quả hơn.
Câu 2. Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch về tim là vì ngoài huyết áp còn có:
Co bóp của các cơ quanh thành mạch
Sức hút của lồng ngực khi hít vào
Sức hút của tâm nhĩ khi dàn ra.
Van 1 chiều
Câu 3. Vai trò của gan:
Gan tiết dịch mật đổ vào túi mật để tiêu hoá thức ăn ở ruột non (tá tràng)
Điều hòa nồng độ các chất dự trữ trong máu luôn ổn định, dự trữ
Khử độc.
Chủ đề 7. Truyền thông phòng tránh thiên tai
CHƯƠNG 4. HÔ HẤP
Unit 10: They’ve Found a Fossil
Chương 3: Khối lượng riêng và áp suất
Văn tự sự