Ngoài ca Huế còn có một hoạt động ca nhạc truyền thống khác có hình thức tương tự đó là dân ca Quan họ - một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam.
Dân ca Quan họ được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay với dòng sông Cầu chảy qua được gọi là “dòng sông quan họ”. Dân ca quan họ đã được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sau nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên và cùng đợt với ca trù.
Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký âm. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Một số làn điệu quan họ cổ như La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Gĩa bạn, Hừ la, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, Gió mát trăng thanh, Tứ quý…
Quan họ có hai loại, một là quan họ truyền thống, hai là quan họ mới hay còn gọi là “hát Quan họ lời mới”. Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 67 làng Quan họ ở xứ Kinh Bắc, là một hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Kinh Bắc, với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ở các làng quê. Quan họ mới là hình thức biểu diễn chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các buổi sinh hoạt cộng đồng Tết đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch, nhà hàng,... Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa…
Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh, liền chị. Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối, thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Trang phục liền chị thường được gọi là “áo mớ ba mớ bảy”, nghĩa là có thể mặc ba áo dài lồng vào nhau (mớ ba) hoặc bảy áo dài lồng vào nhau (mớ bảy); bên trong mặc chiếc yếm cổ xẻ (dùng cho trung niên) và yếm cổ viền (dùng cho thanh nữ), ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân.
Văn hóa quan họ là cách ứng xử thật khéo léo, tế nhị, kín đáo và mang đầy ý nghĩa như các làn điệu mời nước, mời trầu thật chân tình, nồng thắm mỗi khi có khách đến chơi nhà.
Quan họ là một loại hình dân ca phong phú về giai điệu được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác, vì vậy chúng ta cần phải bảo tồn và phát huy để dân ca Quan họ ngày càng phát triển và được biết đến rộng rãi hơn nữa.
Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7
Chủ đề 1. Nguyên tử. Nguyên tố hóa học
Bài 8: Nghị luận xã hội
Unit 7: Traffic
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7