Đề bài
Câu 1: Nguyên liệu chính để chế biến nước mắm là:
A. Gạo B. Cá C. Rau D. Ngô
Câu 2: Sữa magie (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại:
A. dung dịch B. huyền phù
C. nhũ tương D. hỗn hợp đồng nhất
Câu 3: Loại cá nào không thuộc lớp cá xương?
A. Cá hồi B. Cá rô C. Cá chép D. Cá đuối
Câu 4: Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng:
A. Động năng B. Thế năng C. Nhiệt năng D. Hóa năng
Câu 5: Tế bào nào khác biệt hơn so với các tế bào còn lại về kích thước:
A. Tế bào biểu bì lá B. Tế bào thần kinh người
C. Tế bào trứng cá D. Tế bào vi khuẩn
Câu 6: Lực nào sau đây có độ lớn mạnh nhất?
A. Lực của người đẩy xe ô tô chết máy.
B. Lực của người ấn điện thoại.
C. Lực của người mẹ mở cửa phòng.
D. Lực của em bé đeo ba lô.
Câu 7: “Xương rồng, lạc đà, cây lê gai” là những sinh vật đặc trưng có môi trường nào?
A. Núi tuyết B. Rừng lá kim
C. Rừng nhiệt đới D. Hoang mạc
Câu 8: Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành nhiệt năng?
A. Điện thoại B. Máy hút bụi C. Máy sấy tóc D. Máy vi tính
Câu 9: Nhận định nào đúng khi nói về các nhóm chất dinh dưỡng?
A. Có 3 nhóm chất dinh dưỡng: carbohydrate, protein, lipid.
B. Tùy vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mà mỗi cơ thể sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng theo tỉ lệ khác nhau.
C. Tùy vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mà mỗi cơ thể sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng theo tỉ lệ giống nhau.
D. Nhóm chất dinh dưỡng đều có vai trò chung.
Câu 10: Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành:
A. nhiệt năng B. quang năng
C. điện năng D. nhiệt năng và quang năng
Câu 11: Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng hơn còn đi lại dưới nước thì khó hơn?
A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động.
B. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng” hơn
C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản
D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
Câu 12: Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Nghiền nhỏ muối ăn.
B. Đun nóng nước
C. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều
D. Bỏ thêm đá lạnh vào.
Câu 13: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa:
A. Là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật.
B. Thay thế những tế bào bị tổn thương.
C. Thay thế những tế bào bị mất hoặc chết
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 14: Dụng cụ nào sau đây hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn tái tạo?
A. Bóng điện B. Xe máy C. Ô tô D. Đèn dầu
Câu 15: Cho các câu dưới đây:
1) Ở các máy cơ và máy điện, năng lượng thường hao phí dưới dạng nhiệt năng.
2) Ở nồi cơm điện, nhiệt năng là năng lượng hao phí.
3) Máy bơm nước biến đổi hoàn toàn điện năng tiêu thụ thành động năng của dòng nước.
4) Năng lượng hao phí càng lớn thì máy móc hoạt động càng hiệu quả.
5) Không thể chế tạo loại máy móc nào sử dụng năng lượng mà không hao phí.
Số phát biểu đúng là?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 16: Trọng lượng của một cái thùng là 8500N. Khối lượng của nó là bao nhiêu?
A. 8500kg B. 850kg C. 850N D. 8500N
Câu 17: Những loài nấm độc có điểm đặc trưng nào sau đây?
A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ. B. Thường sống quanh các gốc cây.
C. Có màu sắc sặc sỡ. D. Có kích thước rất lớn.
Câu 18: Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng?
A. Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào.
B. Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút.
C. Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc.
D. Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng.
Câu 19: Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về nhóm Hạt kín?
A. Mọc khắp nơi, cả trên cạn và dưới nước, ở vùng núi cao hoặc noi có tuyết phủ.
B. Nhiều cây Hạt kín có kích thước rất lớn như cây bao báp ở Châu Phi.
C. Cơ quan sinh sản gồm có nón đực và nón cái.
D. Hạt được bao kín trong quả.
Câu 20: Đặc điểm nào dưới đât nói về virus là sai?
A. Không có cấu tạo tế bào.
B. Chỉ nhân lên khi sống ngoài môi trường.
C. Có cấu tạo đơn giản.
D. Hầu hết quan sát dưới kính hiển vi điện tử.
Đáp án
1. B | 2. B | 3. D | 4. C | 5. C |
6. A | 7. D | 8. C | 9. B | 10. D |
11. D | 12. D | 13. D | 14. A | 15. B |
16. B | 17. C | 18. A | 19. C | 20. B |
Câu 1:
Nguyên liệu chính để chế biến nước mắm là: A. Gạo B. Cá C. Rau D. Ngô |
Phương pháp giải:
Nguyên liệu chính để chế biến nước mắm là cá.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu 2:
Sữa magie (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại: A. dung dịch B. huyền phù C. nhũ tương D. hỗn hợp đồng nhất |
Phương pháp giải:
Huyền phù là một hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng.
Lời giải chi tiết:
Sữa magie là huyền phù.
Chọn B.
Câu 3:
Loại cá nào không thuộc lớp cá xương? A. Cá hồi B. Cá rô C. Cá chép D. Cá đuối |
Phương pháp giải:
Loài cá không thuộc lớp Cá xương là cá đuối.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 4:
Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng: A. Động năng B. Thế năng C. Nhiệt năng D. Hóa năng |
Lời giải chi tiết:
Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng nhiệt năng (đôi khi có cả âm thanh và ánh sáng).
Chọn C.
Câu 5:
Tế bào nào khác biệt hơn so với các tế bào còn lại về kích thước: A. Tế bào biểu bì lá B. Tế bào thần kinh người C. Tế bào trứng cá D. Tế bào vi khuẩn |
Phương pháp giải:
Xem lại phần lí thuyết kích thước tế bào.
Lời giải chi tiết:
Tế bào trứng cá có kích thước lớn hơn rất nhiều (1 – 10mm) so với các tế bào còn lại:
Tế bào vi khuẩn (<1mcm); tế bào thần kinh người (10 – 30 mcm); tế bào biểu bì lá (10 – 100mcm).
Chọn C.
Câu 6:
Lực nào sau đây có độ lớn mạnh nhất? A. Lực của người đẩy xe ô tô chết máy. B. Lực của người ấn điện thoại. C. Lực của người mẹ mở cửa phòng. D. Lực của em bé đeo ba lô. |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức thực tế.
Lời giải chi tiết:
Lực của người đẩy xe ô tô chết máy là mạnh nhất trong 4 lực trên vì người mất nhiều sức nhất.
Chọn A.
Câu 7:
“Xương rồng, lạc đà, cây lê gai” là những sinh vật đặc trưng có môi trường nào? A. Núi tuyết B. Rừng lá kim C. Rừng nhiệt đới D. Hoang mạc |
Phương pháp giải:
Xem lại phần lí thuyết đa dạng sinh học.
Lời giải chi tiết:
Ở hoang mạc có những loài sinh vật đặc trưng là: xương rồng, lạc đà, cây lê gai …
Chọn D.
Câu 8:
Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành nhiệt năng? A. Điện thoại B. Máy hút bụi C. Máy sấy tóc D. Máy vi tính |
Phương pháp giải:
Máy sấy tóc khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành nhiệt năng để làm khô tóc.
Lời giải chi tiết:
Chọn C.
Câu 9:
Nhận định nào đúng khi nói về các nhóm chất dinh dưỡng? A. Có 3 nhóm chất dinh dưỡng: carbohydrate, protein, lipid. B. Tùy vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mà mỗi cơ thể sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng theo tỉ lệ khác nhau. C. Tùy vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mà mỗi cơ thể sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng theo tỉ lệ giống nhau. D. Nhóm chất dinh dưỡng đều có vai trò chung. |
Phương pháp giải:
Xem lí thuyết các nhóm chất dinh dưỡng.
Lời giải chi tiết:
Có 4 nhóm chất dinh dưỡng: carbohydrate, protein, lipid, vitamin.
Tùy vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mà mỗi cơ thể sẽ cần được cung cấp chất dinh dưỡng theo tỉ lệ khác nhau.
Mỗi nhóm chất dinh dưỡng sẽ có vai trò riêng, hỗ trợ cung cấp năng lượng và nuôi dưỡng cơ thể.
Chọn B.
Câu 10:
Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành: A. nhiệt năng B. quang năng C. điện năng D. nhiệt năng và quang năng |
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết chuyển hóa năng lượng.
Lời giải chi tiết:
Khi cọ sát que diêm với vỏ bao diêm tạo ra ngọn lửa => hóa năng dự trữ trong que diêm được chuyển hóa thành nhiệt năng và ánh sáng.
Chọn D.
Câu 11:
Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng hơn còn đi lại dưới nước thì khó hơn? A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động. B. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng” hơn C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. |
Lời giải chi tiết:
Các vật trong nước chịu tác dụng của lực cản.
Không chỉ nước mà cả không khí cũng tác dụng lực cản lên vật chuyển động trong nó.
Lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
=> Khi đi lại trên bờ thì dễ dàng còn đi lại dưới nước khó hơn là do lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
Chọn D.
Câu 12:
Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào sau đây? A. Nghiền nhỏ muối ăn. B. Đun nóng nước C. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều D. Bỏ thêm đá lạnh vào. |
Phương pháp giải:
Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp bỏ thêm đá lạnh vào.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 13:
Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa: A. Là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật. B. Thay thế những tế bào bị tổn thương. C. Thay thế những tế bào bị mất hoặc chết D. Cả ba đáp án trên. |
Phương pháp giải:
Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa:
- Là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật.
- Thay thế những tế bào bị tổn thương và các tế bào bị mất hoặc chết
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 14:
Dụng cụ nào sau đây hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn tái tạo? A. Bóng điện B. Xe máy C. Ô tô D. Đèn dầu |
Lời giải chi tiết:
Bóng điện sử dụng năng lượng điện, được tạo thành nhờ nước, gió và đó là năng lượng tái tạo.
Xe máy, ô tô cần xăng để hoạt động => năng lượng không tái tạo.
Đèn dầu cần dầu để hoạt động => năng lượng không tái tạo.
Chọn A.
Câu 15:
Cho các câu dưới đây: 1) Ở các máy cơ và máy điện, năng lượng thường hao phí dưới dạng nhiệt năng. 2) Ở nồi cơm điện, nhiệt năng là năng lượng hao phí. 3) Máy bơm nước biến đổi hoàn toàn điện năng tiêu thụ thành động năng của dòng nước. 4) Năng lượng hao phí càng lớn thì máy móc hoạt động càng hiệu quả. 5) Không thể chế tạo loại máy móc nào sử dụng năng lượng mà không hao phí. Số phát biểu đúng là? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 |
Lời giải chi tiết:
Phát biểu đúng là: 1 và 5.
2 sai vì còn ánh sáng và âm thanh cũng là năng lượng hao phí.
3 sai, vì máy bơm nước không biến đổi hoàn toàn điện năng tiêu thụ thành động năng của dòng nước.
4 sai.
Chọn B.
Câu 16:
Trọng lượng của một cái thùng là 8500N. Khối lượng của nó là bao nhiêu?
A. 8500kg B. 850kg C. 850N D. 8500N |
Lời giải chi tiết:
Trọng lượng và khối lượng liên kết với nhau theo công thức: P = mg
P = 8500N => m = P/10 = 8500 : 10 = 850kg.
Chọn B.
Câu 17:
Những loài nấm độc có điểm đặc trưng nào sau đây? A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ. B. Thường sống quanh các gốc cây. C. Có màu sắc sặc sỡ. D. Có kích thước rất lớn. |
Phương pháp giải:
Nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ.
Lời giải chi tiết:
Chọn C.
Câu 18:
Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng? A. Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào. B. Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút. C. Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc. D. Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng. |
Lời giải chi tiết:
Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào là lãng phí, không tiết kiệt năng lượng.
Chọn A.
Câu 19:
Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về nhóm Hạt kín? A. Mọc khắp nơi, cả trên cạn và dưới nước, ở vùng núi cao hoặc noi có tuyết phủ. B. Nhiều cây Hạt kín có kích thước rất lớn như cây bao báp ở Châu Phi. C. Cơ quan sinh sản gồm có nón đực và nón cái. D. Hạt được bao kín trong quả. |
Lời giải chi tiết:
Cơ quan sinh sản của thực vật Hạt kín là hoa.
Chọn C.
Câu 20:
Đặc điểm nào dưới đât nói về virus là sai? A. Không có cấu tạo tế bào. B. Chỉ nhân lên khi sống ngoài môi trường. C. Có cấu tạo đơn giản. D. Hầu hết quan sát dưới kính hiển vi điện tử. |
Lời giải chi tiết:
Virus chỉ nhân lên khi sống kí sinh trong vật chủ.
Chọn B.
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6
Chủ đề 6. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Unit 8. The World around Us
Bài 4: TÔN TRỌNG SỰ THẬT
Đề thi giữa học kì 2
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6