Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Những cơ quan nào dưới đây cùng có chức năng chỉ đạo hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thế
A. Hệ thần kinh và hệ nội tiết
B. Hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, hệ hô hấp
C. Hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ nội tiết
D. Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ tiêu hoá
Câu 2. Trong tế bào, bộ phận nào là quan trọng nhất ?
A. Nhân, vì nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào và có vai trò quan trọng trong sự di truyền.
B. Màng sinh chất, vì màng sinh chất có vai trò bảo vệ tế bào và là nơi trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.
C. Chất tế bào. Vì đây là nơi diễn ra mọi hoạt động sổng của tế bào.
D. Các bào quan. Vì chúng góp phần quan trọng vào hoạt động sống của tế bào.
Câu 3. Dựa trên cơ sở nào mà người ta phân biệt 4 loại mô chính là mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh ?
A. Cấu trúc B. Tính chất
C. Chức năng D. Câu A và C đúng
Câu 4. Do đâu khi cơ co, tế bào co ngắn lại?
A. Do các tơ cơ manh, co ngăn làm cho các đĩa sáng ngắn lại
B. Do các tơ co dày ngắn làm cho đĩa tối co ngắn,
C. Do sự trượt lên nhau của các tơ cơ
D. Do tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho đĩa sáng ngắn lại khiến cho tế bào cơ co ngắn.
Câu 5. Vì sao nói máu, nước mô và bạch huyết là môi trường trong của cơ thế ?
A. Vì máu, nước mô và bạch huyết ở bên trong cơ thể
B. Vì là nơi tế bào tiến hành quá trình trao đổi chất
C. Vì là nơi giúp tế bào và môi trường ngoài thường xuyên liên hệ với nhau trong quá trình trao đổi chất.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 6. Máu mang ôxi và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể được xuất phát từ ngăn nào của tim ?
A. Tâm nhĩ phải B. Tâm thất phải
C. Tâm nhĩ trái D. Tâm thất trái
Câu 7. Loại mạch máu nào làm nhiệm vụ dẫn máu từ tâm thất phải lên phổi ?
A. Động mạch phổi B. Tĩnh mạch phổi
C. Động mạch chủ D. Tĩnh mạch chủ
Câu 8. Cách truyền máu nào sau đây sẽ gây hiện tượng kết dính?
A. Máu O →
B. Máu A→ A
C. Máu O → B
D. Máu AB → A
II. TỰ LUẬN : (6điểm)
Câu 1. Vẽ hình cấu tạo xương dài (có ghi chú)
Câu 2. Máu gồm những thành phần cấu tạo nào ? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu.
Câu 3. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi ?
Lời giải chi tiết
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1.
- Vẽ đúng
- Chú thích đúng (hình 8-1 tr28. SGK)
Câu 2.
* Máu gồm: huyết tương và các tế bào máu
- Huyết tương: lỏng, trong suốt, màu vàng, chiếm 55%.
- Tế bào máu :đặc, đỏ thẫm, chiếm 45% gồm:
+ Hồng cầu màu đỏ, hình đĩa, lõm hai mặt không có nhân.
+ Bạch cầu trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân, hình dạng không nhất định.
+ Tiểu cầu cấu tạo đơn gian, dề bị phá vỡ
Chức năng của huyết tương và hồng cầu:
- Huyết tương: duy trì máu ở trạng thải lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch, vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cân thiết khác và các chất thải.
- Hồng cầu: vân chuyển O2 và CO2
Câu 3. Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi vì:
Tim co dãn theo chu kì. Mồi chu kì gồm 3 pha: pha nhĩ co, pha thất co, pha dãn chung.
Trung bình 1 phút tim hoạt động 75 chu kì, một chu kì kéo dài 0,8 giây (làm việc 0,4 giây, nghỉ 0,4 giây)
Trong mỗi chu kỳ tim làm việc và nghỉ ngơi như sau:
+ Tâm nhĩ làm việc 0.1 giây, nghỉ 0,7 giây.
+ Tâm thất làm việc 0.3 giây, nghi 0,5 giây.
+ Tim nghỉ hoàn toàn là 0,4 giây.
Như vậy tim vừa làm việc và vừa nghỉ ngơi nên tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.
Bài 6. Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á
Unit 16: Inventions - Các phát minh
CHƯƠNG 7. BÀI TIẾT
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 6 - Hóa học 8
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 8