Câu 1
Hãy cho biết sự xuất hiện môn Cầu lông trên thế giới và ở Việt Nam
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần I. Lịch sử ra đời và phát triển môn cầu lông trên thế giới (SGK trang 11) và II. Lịch sử phát triển môn cầu lông ở Việt Nam (SGK trang 13)
- Chú ý đến sự xuất hiện môn Cầu lông trên thế giới và ở Việt Nam
Lời giải chi tiết:
- Trên thế giới:
+ Cho đến nay vẫn còn khá nhiều giả thuyết về sự xuất hiện của môn cầu lông trên thế giới
+ Tuy nhiên tất cả tài liệu đều xác định rằng cầu lông xuất hiện đầu tiên là ở Châu Á, bắt đầu từ trò chơi của người dân bản địa.
+ Sau đó người Anh thấy được sự hấp dẫn của trò chơi này nên đã mang về phổ biến tại Anh
+ Vào năm 1873, một vị công tước người Anh tên là BeauFort ở thị trấn Badminton thuộc quận Gloucestershire nước Anh tổ chức trò chơi để giới thiệu cho mọi người về sự hấp dẫn của trò chơi
+ Kể từ đó, Badminton trở thành tên gọi quốc tế của trò chơi này và Cầu lông chuyển sang một giai đoạn mới – giai đoạn trở thành môn thể thao hiện đại
- Tại Việt Nam:
Vào những năm 40 của thế kỉ trước, một số người Pháp đã đưa môn Cầu lông vào Việt Nam và tổ chức chơi ở sân Tao Đàn ( thành phố Hồ Chí Minh ). Sau năm 1954, một số lượng lớn Việt kiều hồi hương trở về đã phổ biến rộng rãi hơn ở nhiều tỉnh thành khác nhau, song chỉ đến khi đất nước hoàn toàn thống nhất, môn Cầu lông mới thực sự phát triển rộng khắp toàn quốc
Câu 2
Liên đoàn Cầu lông thế giới và Liên đoàn Cầu lông Việt Nam được thành lập vào thời gian nào? Tên gọi tiếng Anh và tên viết tắt là gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần 2. Sự phát triển của cầu lông thế giới (SGK trang 12) và 2b. Sự phát triển của môn cầu lông ở Việt Nam SGK trang 13)
- Chú ý đến thời gian thành lập và tên viết tắt của Liên đoàn Cầu lông thế giới và Liên đoàn Cầu lông Việt Nam
Lời giải chi tiết:
- Liên đoàn Cầu lông thế giới được thành lập ngày 5/7/1934 với tên viết tắt là IBF (International Badminton Federation).
- Liên đoàn Cầu lông Việt Nam được thành lập vào năm 1990 với tên viết tắt là VBF (Vietnam Badminton Federation).
Bài 7. Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ
Chủ đề 7: Thông tin nghề nghiệp
Chủ đề 2: Thị trường và cơ chế thị trường
Unit 8: New ways to learn
Chương 7. Động lượng