5. Bài 14. Ôn tập chương 3

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập 3
Bài tập 4
Bài tập 5
Bài tập 6
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập 3
Bài tập 4
Bài tập 5
Bài tập 6

Bài tập 1

Câu 1. Dãy các chất nào dưới dây mà tất cả các phân tử đều có liên kết ion?

A. Cl2, Br2, I2, HCl.                                       

B. Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3.

C. HCl, H2S, NaCl, N2O                                

D. MgO, H2SO4, H3PO4, HCl.

Phương pháp giải:

Liên kết ion thường là liên kết giữa 1 kim loại điển hình và 1 phi kim điển hình. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử lớn hơn hoặc bằng 1,7.

Lời giải chi tiết:

A. loại do liên kết trong Cl2 là liên kết cộng hóa trị.

C. loại do liên kết trong HCl là liên kết cộng hóa trị.

D. loại do liên kết trong HCl là liên kết cộng hóa trị.

=> Đáp án B.

Bài tập 2

Câu 2. Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết cộng hóa trị không phân cực?

A. N2, CO2, Cl2, H2.                                       

B. N2, Cl2, H2, HCl.

C. N2, HI, Cl2, CH4                                        

D. Cl2, O2, N2, F2.

Phương pháp giải:

Liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự góp chung electron của 2 nguyên tử, cặp electron đó không lệch về phía nguyên tử nào. Tất cả các phân tử được hình thành từ 2 nguyên tử giống nhau đều tạo liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D là các phân tử được tạo bởi các nguyên tử giống nhau

=> Hiệu độ âm điện = 0

Đáp án D

Bài tập 3

Câu 3. Viết công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử sau: PH3, H2O, C2H6. Trong phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất?

Phương pháp giải:

- Từ công thức electron, ta thay thế cặp electron chung thành các gạch nối thu được công thức Lewis. Từ công thức Lewis, chỉ giữ lại các gạch nối còn các cặp electron không tham gia liên kết sẽ không viết.

- Trong phân tử, khi hai nguyên tử liên kết cộng hóa trị với nhau, liên kết đó sẽ lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

Lời giải chi tiết:

+ PH3

 

CT Lewis                                               CT cấu tạo

+ H2O

 

CT Lewis                                               CT cấu tạo

+ C2H6

 

CT Lewis                                                 CT cấu tạo

Giữa 3 phân tử H2O, PH3 và C2H6, nguyên tử O có độ âm điện lớn hơn cả nên liên kết trong H2O là phân cực mạnh nhất.

 

Bài tập 4

Câu 4. Dựa vào giá trị độ âm điện của các nguyên tử trong bảng 6.2, xác định loại liên kết trong phân tử các chất: CH4, CaCl2, HBr, NH3.

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

- Hiệu độ âm điện của C và H là 2,55 – 2,2 = 0,35 nên liên kết C - H trong phân tử CH4 là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

- Hiệu độ âm điện của Clvà Ca là 3,16 – 1,1 = 2,06 nên liên kết Ca – Cl trong phân tử CaCllà liên kết ion.

-  Hiệu độ âm điện của Br và H là 2,96 – 2,2 = 0,76 nên liên kết H – Br trong phân tử HBr là liên kết cộng hóa trị phân cực .

-  Hiệu độ âm điện của N và H là 3,04 – 2,2 = 0,84 nên liên kết N – H  trong phân tử NH3 là liên kết cộng hóa trị phân cực.

Bài tập 5

Câu 5. Cho dãy các oxide sau: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.

a) Độ phân cực của các liên kết trong dãy các oxide trên thay đổi như thế nào?

b) Dựa vào giá trị độ âm điện của các nguyên tố trong Bảng 6.2, cho biết loại liên kết ( ion, cộng hóa trị phân cực, cộng hóa trị không phân cực) trong từng phân tử oxide.

Phương pháp giải:

a) Các nguyên tử trong nguyên tố có hiệu độ âm điện càng lớn thì càng phân cực. Đối với các oxide, khi nguyên tố còn lại có độ âm điện càng lớn thì độ phân cực càng mạnh.

Trong 1 chu kì, độ âm điện tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

b)

Lời giải chi tiết:

a)

Độ âm điện sắp xếp theo chiều tăng dần của các nguyên tố: Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl.

=> Độ phân cực của các liên kết trong dãy Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7 tăng dần.

b)

Bài tập 6

Câu 6.

a) Cho dãy các phân tử C2H6, CH3OH, NH3. Phân tử nào trong dãy có thể tạo liên kết hydrogen? Vì sao?

b) Vẽ sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen giữa các phân tử đó?

Phương pháp giải:

a)

 Liên kết hydrogen được hình thành dựa trên hai điều kiện:

- Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử có độ âm điện lớn như F, O, N,…

- Nguyên tử F, O, N…. liên kết với hydrogen phải có ít nhất một cặp electron hóa trị chưa liên kết.

b)

Liên kết hydrogen được biểu diễn bằng dấu ba chấm (…)

Lời giải chi tiết:

a)

Liên kết hydrogen được hình thành dựa trên hai điều kiện:

- Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử có độ âm điện lớn như F, O, N,…

- Nguyên tử F, O, N…. liên kết với hydrogen phải có ít nhất một cặp electron hóa trị chưa liên kết.

Phân tử có thể tạo liên kết hydrogen là CH3OH, NH3 do O và N còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.

b)

Câu 6 trang 224 SGK Hóa học 11 Nâng cao | SGK Hóa học lớp 11 Nâng cao 

Liên kết hydrogen giữa các phân tử CH3OH

 

Liên kết hydrogen giữa các phân tử NH3

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved