CH tr 49 MĐ
Khi các nguyên tử kết hợp với nhau tạo thành phân tử theo một tỉ lệ xác định, yếu tố nào quyết định tỉ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử đó? |
Phương pháp giải:
Các nguyên tử khi liên kết với nhau có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
Lời giải chi tiết:
CH tr 49 CH
Khi nguyên tử fluorine nhận thêm 1 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố nào? |
Phương pháp giải:
Cấu hình electron của F: 1s22s22p5
Cấu hình electron của F khi nhận thêm 1 electron: 1s22s22p6.
Lời giải chi tiết:
Khi nguyên tử F nhận thêm 1 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố Ne.
CH tr 49 CH
Để giảm năng lượng, các nguyên tử kết hợp lại thành phân tử theo xu hướng nào? |
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Để giảm năng lượng, các nguyên tử kết hợp lại thành phân tử theo xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
CH tr 50 CH
Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử: F2, CCl4, NF3. |
Phương pháp giải:
Sử dụng quy tắc octet: Khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm.
Lời giải chi tiết:
Xung quanh mỗi nguyên tử fluorine đều có 8 electron
- Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử CCl4, nguyên tử carbon có 4 electron hóa trị, nguyên tử carbon cần thêm 4 electron để đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet nên mỗi nguyên tử chlorine góp chung một 1 electron. Phân tử CCl4 được biểu diễn
Xung quanh mỗi nguyên tử carbon và chlorine đều có 8 electron
- Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử NF3, nguyên tử nitrogen có 5 electron hóa trị, nguyên tử nitrogen cần thêm 3 electron để đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet nên mỗi nguyên tử fluorine góp chung một 1 electron. Phân tử NF3 được biểu diễn
Xung quanh mỗi nguyên tử nitrogen và florine đều có 8 electron
CH tr 50 CH
Phosphine là hợp chất hóa học giữa phosphorus với hydrogen, có công thức hóa học là PH3. Đây là chất khí không màu, có mùi tỏi, rất độc, không bền. Phosphine sinh ra khi phân hủy xác động, thực vật và thường lẫn một lượng nhỏ diphosphine (P2H4) nên nó có thể tự cháy trong không khí ở điều kiện thường và tạo thành khối phát sáng bay lơ lửng (hiện tượng "ma trơi"). Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự tạo thành liên kết hóa học trong phosphine. |
Phương pháp giải:
Sử dụng quy tắc octet: Khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm.
Lời giải chi tiết:
- Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử PH3, nguyên tử phosphorus có 5 electron hóa trị, nguyên tử phosphorus cần thêm 3 electron để đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet nên mỗi nguyên tử hydrogen góp chung một 1 electron. Phân tử PH3 được biểu diễn
Xung quanh mỗi nguyên tử phosphorus đều có 8 electron.
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết bài 10: Quy tắc octet
Unit 4: Home sweet home
Chương 10: Địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Chủ đề 4. Một số cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới
Unit 3: Community services
Chương 3. Chuyển động biến đổi
Chuyên đề học tập Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 10 – Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 10
Chuyên đề học tập Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
SBT Hóa 10 - Cánh diều Lớp 10
SBT Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Hóa - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Hóa - Cánh diều Lớp 10
SGK Hóa - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Hóa - Cánh diều Lớp 10