CH tr 60 27.1
Cảm ứng ở sinh vật là gì? Cho ví dụ.
Phương pháp giải:
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng (trả lời) thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Nhờ có đặc tính cảm ứng, sinh vật mới tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
Ở thực vật, khi nhận kích thích, cảm ứng biểu hiện sự vận động của cơ quan. Có các hình thức cảm ứng như: hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc,…
Vận dụng hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để thực hiện một số biện pháp, kĩ thuật tăng năng suất cây trồng như tưới nước, làm giàn, bón phân, vun gốc,…
Lời giải chi tiết:
- Cảm ứng ở sinh vật là khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng (trả lời) thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
- Ví dụ về cảm ứng ở sinh vật:
+ Trời nóng người toát mồ hôi
+ Cây trinh nữ cụp lá khi chạm vào
+ Khi đặt chậu cây bên trong cửa sổ, sau một thời gian, ngọn cây vươn ra phía ngoài cửa sổ.
+ Chim xù lông khi trời lạnh.
+ Khi nhìn thấy đèn đỏ, người tham gia giao thông dừng xe lại.
CH tr 60 27.2
Cảm ứng có vai trò như thế nào trong đời sống của cây? Cho ví dụ.
Phương pháp giải:
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng (trả lời) thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Nhờ có đặc tính cảm ứng, sinh vật mới tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
Ở thực vật, khi nhận kích thích, cảm ứng biểu hiện sự vận động của cơ quan. Có các hình thức cảm ứng như: hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc,…
Vận dụng hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để thực hiện một số biện pháp, kĩ thuật tăng năng suất cây trồng như tưới nước, làm giàn, bón phân, vun gốc,…
Lời giải chi tiết:
- Vai trò của cảm ứng trong đời sống của cây: Thông qua cảm ứng, thực vật phản ứng lại với các kích thích của môi trường, nhờ đó thực vật tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường trong một giới hạn nhất định.
- Ví dụ:
+ Thực vật có tính hướng sáng, nhờ đó cây hướng về phía ánh sáng để tăng cường quang hợp.
+ Rễ cây có tính hướng nước giúp rễ tìm được nguồn nước và chất khoáng để cung cấp cho cây.
+ Cây bầu bí có tính hướng tiếp xúc giúp cây leo lên cao để lấy được nhiều ánh sáng và tránh được những tác động bất lợi khi bò ở dưới đất.
CH tr 60 27.3
Đặc điểm của các hình thức cảm ứng ở động vật là
A. diễn ra nhanh, dễ nhận thấy.
B. hình thức phản ứng đa dạng.
C. dễ nhận thấy, diễn ra mãnh liệt.
D. mức độ chính xác cao, dễ nhận thấy.
Phương pháp giải:
Đặc điểm của các hình thức cảm ứng ở động vật là diễn ra nhanh, dễ nhận thấy. Ví dụ như: Chim xù lông khi trời lạnh, người rụt tay lại khi chạm tay vào vật nóng, chó thè lưỡi khi trời nóng,…
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
CH tr 60 27.4
Đặc điểm khác nhau giữa cảm ứng động vật và cảm ứng thực vật là
A. cảm ứng ở động vật nhanh hơn và khó nhận thấy hơn cảm ứng ở thực vật.
B. hình thức phản ứng ở động vật đa dạng hơn nhưng kém chính xác hơn ở thực vật.
C. cảm ứng ở động vật nhanh hơn, dễ nhận thấy hơn, còn cảm ứng ở thực vật chậm hơn, khó nhận thấy hơn.
D. hình thức phản ứng ở thực vật nhẹ nhàng và yếu ớt hơn ở động vật.
Phương pháp giải:
- Cảm ứng ở thực vật thường khó nhận thấy, diễn ra chậm và biểu hiện bằng sự thay đổi hình thái hoặc sự vận động các cơ quan. Cảm ứng ở thực vật có các hình thức như: hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc,…
- Cảm ứng ở động vật thường diễn ra với tốc độ nhanh hơn và dễ nhận thấy. Cảm ứng ở động vật có nhiều biểu hiện đa dạng, đặc trưng cho từng loài như: chim xù lông để chống rét, người mặc thêm nhiều áo hơn khi trời rét,…
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C
CH tr 60 27.5
Hoàn thành bảng sau phân biệt một số dạng cảm ứng ở thực vật.
Phương pháp giải:
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng (trả lời) thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Nhờ có đặc tính cảm ứng, sinh vật mới tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
Ở thực vật, khi nhận kích thích, cảm ứng biểu hiện sự vận động của cơ quan. Có các hình thức cảm ứng như: hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc,…
Vận dụng hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để thực hiện một số biện pháp, kĩ thuật tăng năng suất cây trồng như tưới nước, làm giàn, bón phân, vun gốc,…
Lời giải chi tiết:
CH tr 60 27.6
Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp
A. cây tìm nguồn sáng để quang hợp.
B. rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và chất khoáng.
C. cây bám vào giá thể để sinh trưởng.
D. rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây.
Phương pháp giải:
Tính hướng tiếp xúc xuất hiện ở một số cây thân leo như bầu, bí xanh, dưa chuột, mướp, trầu không,… Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp cây bám vào giá thể leo lên cao để hấp thu được nhiều ánh sáng hơn đồng thời tránh được những tác động có hại khi sinh trưởng trên mặt đất. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: C
CH tr 61 27.7
Hiện tượng thân cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng nào sau đây?
A. Tính hướng nước. B. Tính hướng sáng.
C. Tính hướng tiếp xúc. D. Tính hướng hóa.
Phương pháp giải:
Hiện tượng thân cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng hướng sáng. Dạng cảm ứng này giúp cây có thể tìm về phía nguồn sáng để hấp thu được nhiều ánh sáng hơn, đảm bảo nhu cầu ánh sáng cho sự quang hợp của cây. Nhờ đó, cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: B
CH tr 61 27.8
Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do
A. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
B. sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
C. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
D. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
Phương pháp giải:
Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
CH tr 61 27.9
Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây?
A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
B. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây.
C. Thân cây uốn cong theo phía ngược lại với bờ ao.
D. Thân cây mọc thẳng nhận ánh sáng phân tán đều.
Phương pháp giải:
Ở thực vật, rễ cây có tính hướng nước còn thân cây không có tính hướng nước → Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
Lời giải chi tiết:
Đáp án: A
CH tr 61 27.10
Vì sao có tên gọi cây hoa mười giờ?
Phương pháp giải:
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng (trả lời) thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Nhờ có đặc tính cảm ứng, sinh vật mới tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
Ở thực vật, khi nhận kích thích, cảm ứng biểu hiện sự vận động của cơ quan. Có các hình thức cảm ứng như: hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc,…
Vận dụng hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để thực hiện một số biện pháp, kĩ thuật tăng năng suất cây trồng như tưới nước, làm giàn, bón phân, vun gốc,…
Lời giải chi tiết:
Tên gọi mười giờ là do hoa của nó thường chỉ nở từ khoảng 8 hoặc 9 giờ đến 10 giờ sáng trong ngày. Đây là một dạng cảm ứng ở thực vật – cảm ứng nở hoa dưới tác dụng của tác nhân nhiệt độ.
CH tr 61 27.11
Tại sao khi trồng cây đậu cô ve leo, đậu đũa,… người ta cần làm giàn?
Phương pháp giải:
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng (trả lời) thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Nhờ có đặc tính cảm ứng, sinh vật mới tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
Ở thực vật, khi nhận kích thích, cảm ứng biểu hiện sự vận động của cơ quan. Có các hình thức cảm ứng như: hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc,…
Vận dụng hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để thực hiện một số biện pháp, kĩ thuật tăng năng suất cây trồng như tưới nước, làm giàn, bón phân, vun gốc,…
Lời giải chi tiết:
Đậu cô ve là loài thuộc họ thân leo, cây ưa sáng, do đó, làm giàn giúp đậu cô ve có chỗ bám, leo lên đón ánh sáng mặt trời giúp cây quang hợp và sinh trưởng, phát triển tốt.
CH tr 61 27.12
Quan sát hình 27 và nhận xét về hiện tượng thân của hai cây đậu. Giải thích tại sao có sự khác nhau.
Phương pháp giải:
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng (trả lời) thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Nhờ có đặc tính cảm ứng, sinh vật mới tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
Ở thực vật, khi nhận kích thích, cảm ứng biểu hiện sự vận động của cơ quan. Có các hình thức cảm ứng như: hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp xúc,…
Vận dụng hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để thực hiện một số biện pháp, kĩ thuật tăng năng suất cây trồng như tưới nước, làm giàn, bón phân, vun gốc,…
Lời giải chi tiết:
- Nhận xét về hiện tượng thân của hai cây đậu: Thân của cây đậu thứ nhất mọc thẳng còn thân của cây đậu thứ hai mọc cong.
- Giải thích sự khác nhau: Hai cây đậu đều hướng về phía có nguồn sáng. Nguồn sáng của cây thứ nhất ở phía trên nên cây mọc thẳng, cây đậu thứ hai có nguồn sáng ở bên cạnh nên cây uốn cong về phía nguồn sáng.
Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)
Unit 4. In the picture
Bài 3. Cội nguồn yêu thương
Đề thi giữa kì 1
Chương 3: Góc và đường thẳng song song
Lý thuyết Khoa học tự nhiên Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 7
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Cánh diều Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 7