Câu 1
Trả lời câu hỏi câu 1 trang 13 SBT Lịch sử 10
Câu 1. Hãy xác định các câu dưới đây đúng (Đ) hay sai (S) về nội dung lịch sử. Ghi Đ hoặc S vào
A. Các nhà sử học dựa vào ngành Cổ sinh học và Khảo cổ học để phục dựng lại lịch sử.
B. Các nhà sử học dựa vào các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội để phục dựng lại lịch sử.
C. Các nhà sử học dựa vào các nguồn sử liệu: gốc, chữ viết, truyền miệng,… để phục dựng lại lịch sử.
D. Các nhà sử học dựa vào trí tưởng tượng, phán đoán cá nhân về các nguồn sử liệu để phục dựng lại lịch sử.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục I; II; III trang 14-16 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
A. (Đ) vì đây là những ngành liên quan đến tính khách quan bằng những di chỉ khảo cổ hoặc bằng chứng sinh học.
B. (S) Điều này ngược vì phải có bối cảnh lịch sử hình thành và phát triển mới cho ra đời được các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
C. (Đ) Đây là những nguồn tư liệu mang tính khách quan (tư liệu gốc) hoặc tư liệu truyền miệng từ người đi trước cũng là một trong những cơ sở dựng lại lịch sử.
D. (S) Vì mang tính chủ quan của nhà sử học, họ không đứng đúng thời đại để có thể đưa ra những cái nhìn khách quan nhất về một vấn đề nào đó xảy ra trước thời kì họ sinh sống.
Câu 2
Trả lời câu hỏi câu 2 trang 13 SBT Lịch sử 10
Câu 2. Hãy chọn từ hoặc cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây.
………(1)……….. là các ngành nghiên cứu con người và xã hội loài người, cách con người tương tác với nhau, phát triển thành văn hóa và ảnh hưởng đến thế giới ………(2)…….. là khoa học xã hội, có đối tượng nghiên cứu rộng, phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục I; II trang 14; 15 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
(1): Khoa học xã hội và nhân văn khác
(2): Sử học
Câu 3
Trả lời câu hỏi câu 3 trang 13 SBT Lịch sử 10
Câu 3. Em hãy giải các ô chữ hàng ngang dựa theo những gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục I; II; III trang 14-16 SGK Lịch sử 10.
Lời giải chi tiết:
- Ô số 1: CỔ SINH VẬT.
- Ô số 2: XÃ HỘI.
- Ô số 3: LỊCH PHÁP
- Ô số 4: CỔ TIỀN HỌC.
- Ô số 5: TOÁN HỌC.
- Ô số 6: KHẢO CỔ.
- Ô số 7: NGHỆ THUẬT
=> Ô chữ chủ 1: KHOA HỌC.
Ô chữ chủ 2: LIÊN NGÀNH.
Câu 4
Trả lời câu hỏi câu 4 trang 14 SBT Lịch sử 10
Câu 4. Hoàn thành bảng dưới đây:
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục II trang 15 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
SỰ TƯƠNG TÁC | VAI TRÒ | GIẢI THÍCH | KỂ TÊN |
Sử học hỗ trợ cho các ngành khoa học khoa học xã hội và nhân văn khác | - Thông tin về bối cảnh hình thành, phát triển - Xác định rõ những nhân tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển. - Dự báo xu hướng vận động phát triển. | Cả hai đều có đối tượng nghiên cứu là xã hội loài người. Nên cần thiết phải hỗ trợ lẫn nhau, tạo cơ sở, điều kiện, phương tiện, phương pháp nghiên cứu | Các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ nghiên cứu Sử học: Xã hội học, Lịch pháp học, Địa lí học, Địa danh học, Nghệ thuật học,… |
Các ngành khoa học khoa học xã hội và nhân văn khác hỗ trợ cho Sử học | Tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử trên các phương diện tri thức, kết quả nghiên cứu,… |
Câu 5
Trả lời câu hỏi câu 5 trang 15 SBT Lịch sử 10
Câu 5. Hoàn thành sơ đồ dưới đây:
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục III.1 trang 16 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Sử học hỗ trợ cho các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
- Xác định đúng vị trí vai trò của các môn khoa học công nghệ trong quá trình phát triển.
- Phục dựng lại lịch sử phát triển các ngành khoa học, rút ra đặc điểm, bài học kinh nghiệm, lí giải nguyên nhân thành công và thất bại, làm cơ sở cho những đề xuất phát triển trong tương lai.
- Xác định không gian, bối cảnh lịch sử giúp hiểu rõ bản chất của sự hình thành và phát triển.
- Cung cấp thông tin quá khứ, hiện tại và dự báo sự vận động phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.
- Cung cấp thông tin quá khứ, hiện tại và dự báo.
Câu 6
Trả lời câu hỏi câu 6 trang 15 SBT Lịch sử 10
Câu 6. Các tác phẩm trong hình dưới đây có được xem là tác phẩm lịch sử không? Giải thích. Em hãy rút ra vai trò của lịch sử với ngành khoa học tự nhiên thông qua các tác phẩm này.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục III trang 16 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
- Các tác phẩm trên là các tác phẩm lịch sử.
- Giải thích: Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành, có đối tượng nghiên cứu rộng liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực khoa học tự nhiên.
- Vai trò của lịch sử với ngành khoa học tự nhiên thông qua các tác phẩm:
Cung cấp thông tin và phục dựng lại quá khứ trong đó có bối cảnh lịch sử hình thành các ngành khoa học tự nhiên (Hóa, Lí, Toán) để từ đó các nhà nghiên cứu về khoa học tự nhiên đưa ra những công trình để phát triển hơn nữa.
Câu 7
Trả lời câu hỏi câu 7 trang 16-17 SBT Lịch sử 10
Câu 7. Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
1. Sử học là môn khoa học có tính chất liên ngành vì
A. phạm vi nghiên cứu nhỏ hẹp và phức tạp.
B. lĩnh vực nghiên cứu đơn giản.
C. đối tượng nghiên cứu đa dạng và toàn diện.
D. đối tượng nghiên cứu hẹp và sâu.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục I trang 14 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành, có đối tượng nghiên cứu rộng liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.
=> Chọn đáp án C.
2. Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu giúp Sử học giải quyết vấn đề một cách
A. toàn diện, cụ thể và chính xác.
B. toàn diện và chính xác tuyệt đối.
C. cụ thể và đơn giản.
D. đơn giản và hiệu quả.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục I trang 14 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu giúp Sử học giải quyết vấn đề một cách toàn diện, hiệu quả, khoa học về con người và xã hội loài người.
=> Chọn đáp án A.
3. Với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ, Sử học có khả năng
A. hợp nhất.
B. liên kết.
C. nghiên cứu độc lập.
D. hợp nhất từng ngành.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục I trang 14 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Vì Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành, có đối tượng nghiên cứu rộng liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nên với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ, Sử học có khả năng liên kết.
=> Chọn đáp án B.
4. Với các khoa học xã hội và nhân văn khác, Sử học không có khả năng nào dưới đây?
A. Cung cấp thông tin về bối cảnh hình thành, phát triển.
B. Xác định rõ những nhân tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển.
C. Dự báo xu hướng vận động phát triển trong tương lai.
D. Xử lí dữ liệu, hỗ trợ kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại để tiếp cận.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục II trang 15 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác gồm:
- Cung cấp thông tin về bối cảnh hình thành, phát triển.
- Xác định rõ những nhân tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển.
- Dự báo xu hướng vận động phát triển trong tương lai.
=> Chọn đáp án D.
5. Giá trị quan trọng của Sử học với sự phát triển các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ thể hiện qua nội dung nào dưới đây?
A. Cung cấp thông tin quá khứ, hiện tại về bối cảnh hình thành, phát triển.
B. Xác định không gian, bối cảnh lịch sử, vị trí, vai trò hình thành, phát triển.
C. Rút ra đặc điểm, bài học kinh nghiệm, nguyên nhân thành công và thất bại, làm cơ sở phát triển trong tương lai.
D. Góp phần cung cấp những tri thức, kĩ thuật và xử lí dữ liệu, hỗ trợ các phương pháp tiên tiến, hiện đại để tiếp cận.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục III.1 trang 16 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Giá trị của Sử học đối với sự phát triển các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ gồm:
- Cung cấp thông tin quá khứ, hiện tại và dự báo sự vận động phát triển.
- Xác định không gian, bối cảnh lịch sử.
- Phục dựng lịch sử phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ => giá trị quan trọng nhất.
=> Chọn đáp án C.
6. Việc sử dụng tri thức từ ngành khoa học tự nhiên để nghiên cứu, giúp Sử học thực hiện chức năng, nhiệm vụ nào?
A. Khoa học.
B. Kinh tế.
C. Chính trị.
D. Xã hội.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục III.2 trang 16 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Thành tựu phát triển khoa học tự nhiên giúp Sử học làm sáng tỏ quá trình phát sinh, ý nghĩa của khoa học trong sự tiến bộ của văn minh nhân loại, nhờ đó Sử học thực hiện chức năng, nhiệm vụ xã hội của mình.
=> Chọn đáp án D
7. Việc sử dụng tri thức từ ngành khoa học tự nhiên và công nghệ trong nghiên cứu Sử học giúp nhận thức được đặc điểm nào dưới đây của con người trong quá trình vận động và phát triển của xã hội?
A. Sự sáng tạo.
B. Tính kỉ luật.
C. Tính cộng đồng.
D. Sự liên kết.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục III.2 trang 16 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết:
Khoa học công nghệ giúp nhận ra sự sáng tạo của con người trong quá trình vận động và phát triển của xã hội
=> Chọn đáp án A.
8. Hai chức năng cơ bản của Sử học là
A. chức năng khoa học và chức năng xã hội.
B. chức năng chính trị và chức năng xã hội.
C. chức năng chính trị và chức năng kinh tế.
D. chức năng khoa học và chức năng kinh tế.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục I; II; III trang 14 - 16 SGK Lịch sử 10 và kiến thức tổng hợp.
Lời giải chi tiết:
Sử học có hai chức năng cơ bản gồm
- Chức năng nhận thức (chức năng khoa học) là khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan như đã từng xảy ra.
- Chức năng phục vụ cuộc sống (chức năng xã hội) thông qua các bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quá khứ.
=> Chọn đáp án A.
9. Hai nhiệm vụ chủ yếu của Sử học là
A. dự báo xu hướng vận động và phát triển trong tương lai.
B. trang bị kiến thức khoa học và giáo dục, nêu gương.
C. xác định và kiểm chứng các nhân tố tác động đến quá trình phát triển.
D. xác định không gian và bối cảnh lịch sử hình thành, phát triển xã hội.
Phương pháp giải:
- Dựa vào nội dung mục I; II; III trang 14 - 16 SGK Lịch sử 10và kiến thức tổng hợp.
Lời giải chi tiết:
Nhiệm vụ của sử học gồm
- Bồi dưỡng tri thức: Trang bị những tri thức khoa học đã được khoa học lịch sử thừa nhận) giúp con người nhận thức và hiểu đúng về quá khứ.
- Giáo dục, nêu gương: Giúp người đời sau hướng đến những phẩm chất, giá trị tốt đẹp, tiến bộ và nhân văn.
=> Chọn đáp án B.
10. Ba nguyên tắc cơ bản của Sử học là
A. khách quan, trung thực và tiến bộ.
B. tổng hợp, toàn diện và cụ thể.
C. khách quan, tổng hợp và toàn diện.
D. tổng hợp, toàn diện và trung thực.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục I; II; III trang 14 - 16 SGK Lịch sử 10 và kiến thức tổng hợp.
Lời giải chi tiết:
Ba nguyên tắc cơ bản, bắt buộc phải có của Sử học gồm có khách quan, trung thực và tiến bộ.
Ngoài ra, Sử học còn một số nguyên tắc khác như cụ thể, toàn diện, logic biện chứng.
=> Chọn đáp án A.
Đề thi giữa kì 1
Unit 1: Round the clock
Chương 2. Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Chương 2. Mô tả chuyển động
Bình Ngô đại cáo
Chuyên đề học tập Lịch sử - Kết nối tri thức Lớp 10
Đề thi, kiểm tra Lịch sử lớp 10
SBT Lịch sử - Cánh diều 10
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 10
SBT Lịch sử - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Lịch sử - Cánh Diều Lớp 10
SGK Lịch sử - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Lịch sử - Kết nối tri thức Lớp 10