40.1
Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình
A. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
B. tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.
C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.
Phương pháp giải:
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
Lời giải chi tiết:
Đáp án C
Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
40.2
Chọn các từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin sau:
Trong sinh sản hữu tính ở thực vật, giao tử đực được hình thành trong …(1)…, giao tử cái được hình thành trong …(2)… Quá trình vận chuyển hạt phấn đến bầu nhụy là …(3)… Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành …(4)… Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt. Bầu nhụy biến đổi thành quả chứa hạt, …(5)… do noãn phát triển thành.
Phương pháp giải:
Hoa là cơ quan sinh sản ở thực vật, gồm hai loại là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Sinh sản hữu tính ở thực vật bao gồm quá trình tạo giao tử, thụ phấn, thụ tinh, tạo hạt và quả.
Nhị là cơ quan sinh dục đực chứa hạt phấn.
Nhụy là cơ quan sinh dục cái chứa túi phôi.
Thụ tinh: hạt phấn sau khi đến đầu nhụy, nảy mầm thành ống phấn chứa giao tử đực, xuyên qua vòi nhụy vào bầu nhụy. Tại đây, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử. Thực chất của thụ tinh là sự hợp nhất nhân của giao tử đực và nhân của giao tử cái.
Hình thành quả và hạt: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt. Hạt do noãn phát triển thành. Mỗi noãn được thụ tinh tạo thành một hạt. Bầu nhụy sinh trưởng dày lên, phát triển thành quả chứa hạt. Quả được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt.
Lời giải chi tiết:
(1) bao phấn
(2) bầu nhụy
(3) thụ phấn
(4) hợp tử
(5) hạt
40.3
Các khẳng định sau đây đúng hay sai?
Phương pháp giải:
Thụ tinh: hạt phấn sau khi đến đầu nhụy, nảy mầm thành ống phấn chứa giao tử đực, xuyên qua vòi nhụy vào bầu nhụy. Tại đây, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử. Thực chất của thụ tinh là sự hợp nhất nhân của giao tử đực và nhân của giao tử cái.
Hình thành quả và hạt: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt. Hạt do noãn phát triển thành. Mỗi noãn được thụ tinh tạo thành một hạt. Bầu nhụy sinh trưởng dày lên, phát triển thành quả chứa hạt. Quả được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt.
Hoa thụ phấn nhờ gió, côn trùng và tác động của con người (thụ tinh nhân tạo).
Các động vật thụ tinh ngoài thường sống dưới nước để có môi trường cho các giao tử đực kết hợp với giao tử cái.
Noãn đã thụ tinh phát triển thành hợp tử, hợp tử nguyên phân nhiều lần tạo thành phôi.
Phôi phát triển bên trong cơ thể mẹ đối với động vật đẻ con.
Lời giải chi tiết:
1 - Đ; 2 - Đ; 3 - S; 4 - S; 5 - S.
40.4
Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Lấy ví dụ về hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
Phương pháp giải:
Hoa đơn tính là trong cùng 1 hoa chỉ có 1 loại cơ quan sinh dục đực hoặc cái.
Hoa lưỡng tính là trong cùng 1 hoa có cả cơ quan sinh dục đực và cái.
Lời giải chi tiết:
Ở hoa đơn tính, trong một hoa có một bộ phận sinh sản đực (nhị) hoặc bộ phận sinh sản cái (nhụy). Hoa lưỡng tính có cả nhụy và nhị trên cùng một hoa. Ví dụ hoa đơn tính: hoa mướp, hoa dưa chuột, hoa bầu, hoa bí, hoa ngô…; hoa lưỡng tính: hoa dâm bụt, hoa bưởi, hoa ly, hoa cải,…
40.5
Phân biệt hình thức đẻ trứng và đẻ con ở động vật. Vẽ sơ đồ mô tả các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở gà.
Phương pháp giải:
Hình thức đẻ trứng: phối sẽ phát triển trong trứng và sử dụng chất dinh dưỡng trong trứng để sinh trưởng và phát triển.
Hình thức đẻ con: phôi sẽ phát triển trong tử cung của mẹ, sử dụng chất dinh dưỡng được truyền trực tiếp từ máu mẹ để sinh trưởng và phát triển.
Lời giải chi tiết:
Ở động vật đẻ trứng (ví dụ: rùa, rắn, một số loài cá, gà), phôi phát triển ngoài cơ thể mẹ, vì vậy phôi và con non ít được bảo vệ. Ở động vật đẻ con (ví dụ: chó, lơn, thỏ, mèo), phôi được hình thành và phát triển trong cơ thể mẹ nên được bảo vệ an toàn, tránh được các tác nhân từ bên ngoài nên khả năng sống sót cao hơn.
40.6
Vẽ sơ đồ các giai đoạn sinh sản hữu tính ở cây ngô, giải thích tại sao khi ruộng ngô nếp trồng gần ruộng ngô tẻ thì khi thu hoạch có những bắp ngô có cả hạt ngô nếp và hạt ngô tẻ trong cùng một bắp.
Phương pháp giải:
Lời giải chi tiết:
Ngô thụ phấn nhờ gió hoặc nhờ côn trùng, vì vậy nếu trồng hai ruộng ngô tẻ và ngô nếp gần nhau, khi hoa ngô trổ bông cùng thời điểm sẽ xảy ra hiện tượng hạt phấn của cây ngô tẻ sẽ nhờ gió hoặc côn trùng rơi vào hoa cái của cây ngô nếp và ngược lại. Vì vậy, khi hình thành bắt ngô tẻ có một số hạt ngô nếp và một số bắp ngô nếp có lẫn hạt ngô tẻ.
40.7
So sánh hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở sinh vật theo mẫu bảng sau:
Phương pháp giải:
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái. Con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ. Bản chất của sinh sản vô tính này là cơ chế nguyên phân.
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới => Có sự tổ hợp lại bộ gen nên con sinh ra có những đặc điểm giống cả bố và mẹ.
Lời giải chi tiết:
40.8
Hiện nay, nhiều giống ngô mới có năng suất cao, chất lượng tốt. Dựa trên những kiến thức đã học, em hãy dự đoán biện pháp được sử dụng để tạo ra những giống ngô đó.
Phương pháp giải:
Kết hợp giữa sinh sản hữu tính và chọn lọc để tạo ra những giống ngô có năng suất cao, chất lượng tốt.
Lời giải chi tiết:
Có nhiều giống ngô như ngô nếp bắp lớn, ngô nếp tím,… vừa cho năng suất cao, chất lượng tố, khả năng chống chịu cao được tạo ra bằng biện pháp lai hữu tính (giữa các giống mang những đặc điểm mong muốn) kết hợp với chọn lọc để được con lai mang những đặc điểm tốt giống bố mẹ.
40.9
Vụ trước, bà của Hoa trồng giống lúa mới, bà thấy giống lúa này cho năng suất cao, nấu cơm dẻo và thơm, vụ này bà muốn tiếp tục trồng giống lúa đó nên bà đi mua lúa giống. Hoa thắc mắc tại sao không lấy hạt lúa nhà mình vừa thu hoạch để trồng tiếp vụ này. Em hãy vận dụng những kiến thức đã học để giải thích cho Hoa hiểu.
Phương pháp giải:
Giống lúa ban đầu là giống lúa gốc chưa bị lai tạo sẽ cho năng suất cao nhất. Nếu ta lấy hạt được tạo ra từ giống lúa gốc thì những hạt này đã có thể bị lai tạo với những giống lúa khác ở khu vực khác dẫn đến giảm năng suất và chất lượng giống.
Lời giải chi tiết:
Lúa thu hoạch từ vụ trước có những hạt được tạo thành từ hạt phấn của những cây lúa ở ruộng khác, nếu dùng những hạt lúa đó làm giống, thế hệ con sẽ mang những đặc điểm của cả cây bố, mẹ nên có thể chất lượng và năng suất sẽ không được như trồng từ lúa giống đi mua.
Bài 12
Chương 6. Các đại lượng tỉ lệ
Unit 3: Arts & Music
Bài 6: Bài học cuộc sống
Progress Review 2
Lý thuyết Khoa học tự nhiên Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 7
SBT KHTN - Cánh diều Lớp 7
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Cánh diều Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Khoa học tự nhiên - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 7