Đề bài
Bài 1: Nối ví dụ tương ứng với tác dụng của dấu hai chấm
Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
đoạn văn, trọn vẹn, dẫn lời nói trực tiếp, dấu hai chấm
Dấu ngoặc kép thường được dùng để trích …… của nhân vật hoặc của người nào đó. Nếu lời nói trực tiếp là một câu ……. hoặc một ….. thì trước dấu ngoặc kép ta phải dùng thêm ……
Bài 3: Em hãy sử dụng dấu hai chấm để viết lại các câu sau:
a. Trên sân trường có rất nhiều loại cây khác nhau cây phượng, cây bàng, cây xà cừ, cây bằng lăng và cả cây sấu.
b. Vừa bước vào lớp, thầy giáo đã hỏi chúng tôi các em đã hoàn thiện bài tập về nhà cả rồi chứ?
Bài 4: Nối các câu văn chứa dấu gạch ngang với tác dụng tương ứng
Bài 5: Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong các trường hợp sau:
a. Thổi cơm, nấu nước, bế em
Mẹ về khen bé: “Cô tiên xuống trần”
b. Có bạn tắc kè hoa
Xây “lầu” trên cây đa
Rét, chơi trò đi trốn
Đợi ấm trời mới ra
Đáp án
Bài 1: Nối ví dụ tương ứng với tác dụng của dấu hai chấm |
Phương pháp:
Em đọc kĩ các ví dụ để nối cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống đoạn văn, trọn vẹn, dẫn lời nói trực tiếp, dấu hai chấm Dấu ngoặc kép thường được dùng để trích …… của nhân vật hoặc của người nào đó. Nếu lời nói trực tiếp là một câu ……. hoặc một ….. thì trước dấu ngoặc kép ta phải dùng thêm …… |
Phương pháp:
Em đọc kĩ và điền từ phù hợp vào chỗ chấm để nói lên tác dụng của dấu ngoặc kép.
Lời giải chi tiết:
Dấu ngoặc kép thường được dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hoặc một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải dùng thêm dấu hai chấm.
Bài 3: Em hãy sử dụng dấu hai chấm để viết lại các câu sau: a. Trên sân trường có rất nhiều loại cây khác nhau cây phượng, cây bàng, cây xà cừ, cây bằng lăng và cả cây sấu. b. Vừa bước vào lớp, thầy giáo đã hỏi chúng tôi các em đã hoàn thiện bài tập về nhà cả rồi chứ? |
Phương pháp:
Em đọc kĩ hai câu và sử dụng dấu hai chấm vào những vị trí phù hợp để viết lại câu.
Lời giải chi tiết:
a. Trên sân trường có rất nhiều loại cây khác nhau: cây phượng, cây bàng, cây xà cừ, cây bằng lăng và cả cây sấu.
b. Vừa bước vào lớp, thầy giáo đã hỏi chúng tôi: “Các em đã hoàn thiện bài tập về nhà cả rồi chứ?”
Bài 4: Nối các câu văn chứa dấu gạch ngang với tác dụng tương ứng |
Phương pháp:
Em đọc kĩ các câu văn và xác định tác dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong câu đó.
Lời giải chi tiết:
Bài 5: Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong các trường hợp sau: a. Thổi cơm, nấu nước, bế em Mẹ về khen bé: “Cô tiên xuống trần” b. Có bạn tắc kè hoa Xây “lầu” trên cây đa Rét, chơi trò đi trốn Đợi ấm trời mới ra |
Phương pháp:
Em đọc kĩ các câu thơ và xác định tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng ở đó.
Lời giải chi tiết:
a. Dấu ngoặc kép được dùng để dẫn lời nói của mẹ với bé.
b. Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt (từ lầu được dùng với nghĩa là tổ của tắc kè hoa)
Review 2
Chủ đề 4: Duyên hải miền Trung
Chủ đề 8. Quyền và bổn phận của trẻ em
Chủ đề 5: Tây Nguyên
Bài tập cuối tuần 11
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4