Câu 69
Câu 69
Trong các số nguyên từ 100 đến 999, số các số mà các chữ số của nó tăng dần hoặc giảm dần (kể từ trái sang phải) bằng :
A. 120
B. 168
C. 204
D. 216
Lời giải chi tiết:
Mỗi tập con có ba phần tử thuộc tập \(\{1, 2, …, 9\}\) xác định duy nhất một số có ba chữ số tăng dần từ trái sang phải (vì chữ số đầu tiên bên trái khác 0).
Mỗi tập con có ba phần tử của tập \(\{0, 1, 2, …, 9\}\) xác định duy nhất một số có ba chữ số giảm dần từ trái sang phải.
Vậy có \(C_9^3 + C_{10}^3 = 204\) số cần tìm.
Chọn C.
Câu 70
Câu 70
Một đội xây dựng gồm 10 công nhân, 3 kỹ sư. Để lập một tổ công tác, cần chọn một kỹ sư làm tổ trưởng, một công nhân làm tổ phó và 5 công nhân làm tổ viên. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ?
A. 3780
B. 3680
C. 3760
D. 3520
Lời giải chi tiết:
Có 3 cách chọn một kỹ sư làm tổ trưởng
10 cách chọn một công nhân làm tổ phó
Và \(C_9^5 = 126\) cách chọn 5 công nhân trong 9 công nhân làm tổ viên.
Theo qui tắc nhân có : \(3.10.126 = 3780\) cách chọn.
Chọn A.
Câu 71
Câu 71
Với các chữ số \(0, 1, 2, 3, 4, 5, 6\) có thể lập được bao nhiêu chữ số chẵn gồm 5 chữ số đôi một khác nhau (chữ số đầu tiên phải khác 0) ?
A. 1250
B. 1260
C. 1280
D. 1270
Lời giải chi tiết:
Số cần tìm có dạng \(\overline {abcde} \) với \(e \in\{0, 2, 4, 6\}\)
* Với \(e = 0\) ta có \(A_6^4\) cách chọn số \(\overline {abcd} \)
* Với \(e \in \{2, 4, 6\}\) ta có \(A_6^4 - A_5^3\) cách chọn số \(\overline {abcd} \) (do \(a ≠ 0\))
Vậy có \(A_6^4 + 3\left( {A_6^4 - A_5^3} \right) = 4A_6^4 - 3A_5^3 = 1260\)
Chọn B
Câu 72
Câu 72
Tìm hệ số của \({x^9}\) sau khi khai triển và rút gọn đa thức :
\({\left( {1 + x} \right)^9} + {\left( {1 + x} \right)^{10}} + ... + {\left( {1 + x} \right)^{14}}\)
A. 3001
B. 3003
C. 3010
D. 2901
Lời giải chi tiết:
Hệ số của \(x^9\) của đa thức đã cho là :
\(C_9^9 + C_{10}^9 + C_{11}^9 + C_{12}^9 + C_{13}^9 + C_{14}^9 = 3003\)
Chọn B
Câu 73
Câu 73
Hai xạ thủ độc lập với nhau cùng bắn vào một tấm bia. Mỗi người bắn một viên. Xác suất bắn trúng của xạ thủ thứ nhất là 0,7; của xạ thủ thứ hai là 0,8. Gọi X là số viên đạn trúng bia. Tính kỳ vọng của X.
A. 1,75
B. 1,5
C. 1,54
D. 1,6
Lời giải chi tiết:
\(\eqalign{
& P\left( {X = 0} \right) = \left( {0,3} \right)\left( {0,2} \right) = 0,06 \cr
& P\left( {X = 1} \right) = \left( {0,7} \right)\left( {0,2} \right) + \left( {0,3} \right)\left( {0,8} \right) = 0,38 \cr
& P\left( {X = 2} \right) = \left( {0,7} \right)\left( {0,8} \right) = 0,56 \cr} \)
Vậy \(E(X) = 1.(0,38) + 2.(0,56) = 1,5\)
Chọn B
Chuyên đề 2. Một số vấn đề về du lịch thế giới
Chuyên đề 2. Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống
Chuyên đề 3. Danh nhân trong lịch sử Việt Nam
Chuyên đề 2. Truyền thông tin bằng bằng sóng vô tuyến
Hello!
SBT Toán Nâng cao Lớp 11
Chuyên đề học tập Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Cánh Diều
SBT Toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Toán 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Toán 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 11
SBT Toán Lớp 11
SGK Toán Lớp 11