SBT VĂN 10 TẬP 1 CÁNH DIỀU

Giải bài Thần Trụ Trời trang 13 sách bài tập văn 10 - Cánh diều

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11

Câu 1

Thần Trụ Trời xuất hiện trong bối cảnh (không gian, thời gian) nào?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn văn đầu tiên trong văn bản Thần Trụ Trời để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

Câu 2

Dòng nào dưới đây nêu đúng sự kiện chính trong truyện Thần Trụ Trời?

Phương pháp giải:

Đọc văn bản, tóm lược lại những sự kiện chính trong truyện.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

Câu 3

Theo văn bản, phương án nào miêu tả đúng “hình dạng” của thần Trụ trời?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn văn đầu tiên trong văn bản Thần Trụ trời để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C.

Câu 4

Dòng nào dưới đây nói đúng hành động của thần Trụ Trời?

Phương pháp giải:

Đọc đoạn văn thứ hai trong văn bản Thần Trụ Trời để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

Câu 5

Phương án nào dưới đây nói đúng bảy vị thần được liệt kê trong bài vè ở cuối truyện?

Phương pháp giải:

Đọc bài vè cuối văn bản Thần Trụ trời để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A.

Câu 6

Dòng nào dưới đây nêu đúng kiểu nhân vật trong truyện Thần Trụ Trời?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản Thần Trụ Trời sau đó đúc kết đưa ra câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B.

Câu 7

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật trong truyện Thần Trụ Trời.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản Thần Trụ Trời sau đó đưa ra câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Biện pháp so sánh, phóng đại có tác dụng nhấn mạnh tầm vóc khổng lồ, sức mạnh siêu nhiên của hình tượng nhân vật thần Trụ Trời.

Câu 8

Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản này.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản Thần Trụ Trời sau đó đúc kết đưa ra câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản:

+ Một ông thần thân thể to lớn xuất hiện, chân thần bước một bước cứ như từ đính núi này sang đỉnh núi kia. Thần tự mình đắp lên một cái cột vừa to vừa cao để chống trời.  → Nhân cách hoá sự hình thành của vũ trụ thành một vị thần.

+ Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên cao như cái bát úp → Xây dựng thế gian đúng theo quan niệm về vũ trụ (trời tròn, đất vuông) của nhân dân ta trước đây.

+ Khi trời đất đã phân chia, thần Trụ trời phá đi cột chống trời và ném đất đá khắp nơi. Mỗi hòn đá văng ra thành một hòn núi hay một hòn đảo. Mỗi hòn đất thành đồi, cao nguyên,… → Lí giải sự hình thành của núi, hòn đảo, đồi, cao nguyên,…

Câu 9

Thần Trụ trời nhằm giải thích các hiện tượng gì? Cách giải thích ấy có điểm gì giống và khác các truyền thuyết đã được học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,…?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản Thần Trụ Trời sau đó đúc kết đưa ra câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Truyện Thần Trụ trời giải thích nguồn gốc của vũ trụ với các hiện tượng trong thế giới tự nhiên như trời, đất, đồi, núi, cao nguyên, biển cả,…

- Điểm giống nhau giữa thần thoại và truyền thuyết: Đều là những truyện có yếu tố hoang đường, tưởng tượng nhằm giải thích về một hiện tượng, sự kiện hoặc nhân vật nào đó thuộc về thế giới tự nhiên hoặc xã hội.

- Điểm khác nhau giữa thần thoại và truyền thuyết: Ở thần thoại, sự giải thích hoàn toàn do tưởng tượng, hoàng đường, không có thật. Ở truyền thuyết, sự giải thích bên cạnh một số yêu tố do người xưa tưởng tượng, cón có sự thật về những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, những người có công với cộng đồng (Trong truyện Thánh Gióng, sự kiện chống giặc ngoại xâm là có thật. Sự tích hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm và nhân vật lịch sử Lê Lợi đều có thật ngoài đời).

Câu 10

Trong phần kết, truyện nêu tên bảy vị thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em còn có vị thần nào khác nữa? Tên vị thần ấy là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản Thần Trụ Trời sau vận dụng trí tưởng tượng của mình để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Theo em, ngoài bảy vị thần trong truyện còn có các vị thần khác như thần Mưa, thần Sấm, thần Mặt Trời,…

Câu 11

Truyện gửi gắm niềm tin thiêng liêng đối với các vị thần của con người ở “buổi bình minh lịch sử”. Theo em, niềm tin thiêng liêng ấy có còn ý nghĩa với con người ngày này không?

Phương pháp giải:

Từ bài học liên hệ với kiến thức thực tế của đời sống, đưa ra câu trả lời phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Với thành tựu của khoa học ngày nay con người không còn tin trời như cái bát úp, đất như cái mâm vuông hoặc có thần Trụ trời,… Tuy nhiên con người hiện đại vẫn có những niệm tin tâm linh thiêng liêng: “Đất có thổ công, sông có hà bá”, người ta vẫn cúng bái các vị thần để cầu mong những điều suôn sẻ trong cuộc sống.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved