Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cho 3 chất lỏng trong 3 ống nghiệm riêng biệt sau: benzen, toluen và stiren. Có thể dùng dung dịch nào sau dây để phân biệt được 3 chất lỏng trên?
A.kali penmanganat.
B.nước brom.
C.bạc nitrat
D.NaOH.
Câu 2. Đốt cháy hết 9,2 gam một hợp chất hữu cơ (Z) thu được 26,4 gam CO2; 7,2gam H2O và 1,2 gam muội than. Công thức phân tử của (Z) là chất nào sau đây? Biết 80 < MZ < 100.
A.C6H6.
B.C7H8.
C.C10H14.
D.C8H10.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tính chất của benzen?
A.Benzen khó tham gia phản ứng cộng.
B.Benzen dễ tham gia phản ứng thế.
C.Benzen là chất lỏng.
D.Benzen dễ tan trong nước.
Câu 4. Công thức thực nghiệm của một hiđrocacbon là đồng đẳng của benzen có dạng (C3H4)n. Công thức phân tử của hiđrocacbon này là:
A.C9H12.
B.C7H8.
C.C8H10.
D.C10H14.
Câu 5. Công thức phân tử của hiđrocacbon (X) là C9H10. Số đồng phân của (X) có chứa vòng benzen là:
A.6. B.4.
C.3. D.5.
Câu 6. Cho clo tác dung với 78 gam benzen (bột sắt làm xúc tác), thu được 78 gam clobenzen. Hiệu suất của phản ứng này là:
A.71%. B.65%.
C.69,33%. D.75,33%
Câu 7. Khi cho clo phản ứng giữa benzen với clo, tùy theo điều kiện thí nghiệm thì phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây?
A. Cộng.
B. Thế.
C. Oxi hóa – khử.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 8. Để điều chế trực tiếp benzen có thể dùng hợp chất nào sau đây (điều kiện cần thiết có đủ)?
A.C2H4. B.C2H2.
C.C2H6. D.C4H6.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9. Công thức thực nghiệm của một hiđrocacbon là đồng đẳng của benzen có dạng(C3H4)n. Hãy xác định công thức phân tử của hiđrocacbon?
Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 6,24 gam benzen thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là bao nhiêu?
Câu 11. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất lỏng sau: benzen; toluen; stiren.
Lời giải chi tiết
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | A | B | D | A |
Câu | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | C | D | B |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9.
Công thức chung của dãy đồng đẳng aren: CxH2x-6.
Theo đề: \({\left( {{C_3}{H_4}} \right)_n} \Leftrightarrow {C_{3n}}{H_{4n}}\)
\( \Rightarrow x = 3n{\rm{ }}\left( 1 \right):2x - 6 = 4n{\rm{ }}\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) \( \Rightarrow n = 3\)
Vậy công thức phân tử là: C9H12.
Câu 10.
Ta có: \({n_{{C_6}{H_6}}} = \dfrac{{6,24}}{{78}} = 0,08\left( {mol} \right)\)
Từ (1) \( \Rightarrow {n_{{O_2}}}\)cần dùng = 0,6 (mol)
\( \Rightarrow {V_{{O_2}}}\)cần dùng \( = 0,6 \times 22,4 = 13,44\) (lít)
Câu 11.
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử.
+ Cách 1. Cho dung dịch nước brom lần lượt vào các mẫu thử. Mẫu thử làm mất màu nâu đỏ của brom là stiren.
\({C_6}{H_5} - CH = C{H_2} + B{r_2} \to\)\(\, {C_6}{H_5}CHBr - C{H_2}Br\)
Cho dung dịch KMnO4 vào 2 mẫu thử còn lại và đun nóng, mẫu thử làm mất màu tím của KMnO4 là toluen.
Đun nóng hai mẫu còn lại, mẫu làm mất màu tím là toluen.
Còn lại là benzen.
Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11
Chuyên đề 2. Một số vấn đề về du lịch thế giới
Unit 3: Cities
Bài 2: Sự điện li trong dung dịch nước. Thuyết Bronsted - Lowry về acid - base
Unit 2: Express Yourself
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11