Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cho các dung dịch sau:
\(\begin{array}{l}\left( X \right):{H_3}P{O_4}\left( {{K_a} = 7,{{6.10}^{ - 3}}} \right){\rm{ }}\\\left( Y \right):HClO\left( {{K_a} = {{5.10}^8}} \right)\\\left( Z \right):C{H_3}COOH\left( {{K_a} = 1,{{8.10}^{ - 5}}} \right){\rm{ }}\\\left( T \right):{H_2}S{O_4}\left( {{K_a} = {{10}^{ - 2}}} \right)\end{array}\)
Được sắp xếp theo chiều tính axit tăng dần là:
\(\begin{array}{l}A.\left( Z \right) < \left( X \right) < \left( Y \right) < \left( T \right)\\B.\left( T \right) < \left( X \right) < \left( Z \right) < \left( Y \right)\\C.\left( Y \right) < \left( Z \right) < \left( X \right) < \left( T \right)\\D.\left( X \right) < \left( T \right) < \left( Y \right) < \left( Z \right)\end{array}\)
Câu 2. Trong những phát biểu sau, phát biểu nào về Ka là đúng?
A. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nồng độ.
B. Giá trị Ka không phụ thuộc vào bản chất của dung môi và nhiệt độ.
C. Giá trị Ka của axit càng nhỏ, lực axit của nó càng yếu.
D. Giá trị Ka càng nhỏ, lực của nó càng mạnh.
Câu 3. Thang pH thường dùng có giá trị từ 0 đến 14 đó là vì lí do nào sau đây?
A. Tích số ion của nước ở \(25^\circ C\) là: \(\left[ {{H^ + }} \right].\left[ {O{H^ - }} \right] = {10^{ - 14}}\)
B. pH dùng để đo dung dịch có \(\left[ {{H^ + }} \right]\) nhỏ.
C. Để tránh ghi \(\left[ {{H^ + }} \right]\) với số mũ âm.
D. pH chỉ dùng để đo độ axit của các dung dịch axit yếu.
Câu 4. Cho độ điện li của HX 2M là 0,95%. Hằng số phân li của axit là:
A.1,65.10-4 B.1,50.10-4
C.1,80.10-4 D.2,00.10-4
Câu 5. Ion nào sau đây đóng vai trò là bazơ?
A. \(NH_4^ + \)
B. Al3+
C. S2-
D.\(HSO_4^ - \)
Câu 6. Ion nào sau đây đóng vai trò là axit?
A. C6H5O-
B. S2-
C. \(CO_3^{2 - }\)
D. \(HSO_4^ - \)
Câu 7. Cho các hợp chất oxit sau: SO3, Cl2O7, PbO2 và CaO. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính axit?
\(\begin{array}{l}A.CaO < Pb{O_2} < S{O_3} < C{l_2}{O_7}\\B.Pb{O_2} < CaO < S{O_3} < C{l_2}{O_7}\\C.C{l_2}{O_7} < Pb{O_2} < S{O_3} < CaO\\D.S{O_3} < CaO < C{l_2}{O_7} < Pb{O_2}\end{array}\)
Câu 8. Một dung dịch (X) có nồng độ H+ bằng 0,001M. Giá trị của pH và \(\left[ {O{H^ - }} \right]\) là:
\(\begin{array}{l}A.pH = 3;\left[ {O{H^ - }} \right] = {10^{ - 12}}ml/l\\B.pH = {10^{ - 3}};\left[ {O{H^ - }} \right] = {10^{ - 11}}mol/l\\C.pH = 3;\left[ {O{H^ - }} \right] = {10^{ - 11}}mol/l\\D.pH = 2;\left[ {O{H^ - }} \right] = {10^{ - 12}}mol/l\end{array}\)
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9. Hấp thụ hoàn toàn 2,2 lít khí SO2 (đktc) bởi 100ml dung dịch NaOH 1M thì thu được dung dịch chứa muối nào và bao nhiêu?
Câu 10. Cho dung dịch axit fomic HCOOH 0,46% (D = 1 g/ml) có pH = 3. Hỏi độ điện li của axit fomic là bao nhiêu?
Câu 11. Cho 4 dung dịch không màu đựng 4 lọ mất nhãn: AgNO3; KOH; HCl và NaNO3. Chỉ được dùng 1 kim loại, hãy nhận biết các dung dịch trên.
Câu 12. Để trung hòa 10ml dung dịch chứa hai axit HCl và H2SO4 cần 40ml dung dịch NaOH 0,5M. Mặt khác, nếu lấy 1000ml dung dịch axit đem trung hòa bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn, thu được 132 gam muối khan. Tính nồng độ mol của mỗi axit trong dung dịch.
Lời giải chi tiết
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Ka càng lớn thì tính axit càng yếu
Đáp án C
Câu 2:
Gía trị Ka càng nhỏ, lực axit càng lớn
Đáp án D
Câu 3:
Thang p H thường dùng có giá trị từ 0 đến 14 là do tích số ion của nước ở 250C bằng 10-14
Đáp án A
Câu 4:
Ta có phương trình điện li như sau:
HX => H+ + X-
ban đầu 2 0 0
phản ứng 2.α 2.α 2.α
sau pu 2-2.α 2.α 2.α
Ta có phương trình tính hằng số phân li là: \(\frac{{{{(2.\alpha )}^2}}}{{2 - 2\alpha }}\)(1)
Thay α = 0,95% vào (1)=> Ka = 1,8.10-4
Đáp án C
Câu 5:
Chất bazo là chất có thể nhận proton
S2- + H2O <=>HS- + OH-
Đáp án C
Câu 6:
Axit là chất có thể nhường proton (theo Bronstet)
HSO4- <=> H+ + SO42-
Đáp án D
Câu 7:
Đáp án A
Câu 8
[H+] = 10-3M => p H = 3
=> p OH = 14 – 3 = 11 => [OH-] = 10-11 M
Đáp án C
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9.
Ta có: \({n_{S{O_2}}} = \dfrac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1\left( {mol} \right);\)
\({n_{NaOH}} = 0,1 \times 1 = 0,1\left( {mol} \right)\)
Lấp tỉ số: \(\dfrac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{S{O_2}}}}} = \dfrac{{0,1}}{{0,1}} = 1\)
\( \Rightarrow \) Khi dẫn SO2 vào dung dịch NaOH thu được muối NaHSO3 có số mol là: 0,1 mol.
Câu 10.
Phương trình điện li: \(HCOOH \mathbin{\lower.3ex\hbox{\(\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}\)}} {H^ + } + HCO{O^ - }\)
Ta có:
\(\begin{array}{l}pH = - \lg \left[ {{H^ + }} \right] = 3 \Rightarrow \left[ {{H^ + }} \right] = {10^{ - 3}}.\\{C_{{M_{HCOOH}}}} = \dfrac{{0,46 \times 1000}}{{100 \times 46}} = 0,1M\end{array}\)
Mà \(\begin{array}{l}{C_{ion}} = \alpha .C \Rightarrow \left[ {{H^ + }} \right] = C.\alpha \\ \Rightarrow \alpha \dfrac{{\left[ {{H^ + }} \right]}}{C} = \dfrac{{{{10}^{ - 3}}}}{{0,1}} = {10^{ - 2}}{\rm{ hay 1\% }}\end{array}\)
Câu 11. Trích mỗi chất một ít làm mẫu thử.
Cho bột đồng lần lượt vào các mẫu thử.
- Mẫu thử tạo dung dịch màu xanh là AgNO3. \(Cu + 2AgN{O_3} \to Cu{\left( {N{O_3}} \right)_2} + 2Ag \downarrow \)
Cho dung dịch AgNO3 vào các mẫu còn lại:
- Mẫu tạo kết tủa trắng là HCl. \(AgN{O_3} + HCl \to AgCl \downarrow + HN{O_3}\)
- Mẫu tạo kết tủa trắng sau đó hóa đen là KOH. \(\begin{array}{l}KOH + AgN{O_3} \to AgOH \downarrow + KN{O_3}\\2AgOH \to A{g_2}O + {H_2}O\end{array}\)
(đen)
- Mẫu thử còn lại là KNO3.
Câu 12.
Cách 1. Gọi số mol x là số mol của HCl và y là số mol của H2SO4 trong 1000ml dung dich axit.
Ta có:
\(\begin{array}{l}{n_{NaOH}} = 0,04 \times 0,5 = 0,02\left( {mol} \right)\\ \Rightarrow \sum {{n_{{H^ + }/10ml}} = {{10}^{ - 2}}\left( {x + 2y} \right)} = 0,02\left( {mol} \right)\\ \Rightarrow \sum {{n_{{H^ + }/1000ml}}} = x + 2y = 2\left( {mol} \right)\end{array}\)
\(\begin{array}{l}NaOH + HCl \to NaCl + {H_2}O\\\;\;\;x{\rm{ }} \;\;\;\leftarrow {\rm{ \;\;\; x \;\;\; }} \to {\rm{\;\; x }}\left( {mol} \right)\\{\rm{2NaOH + }}{{\rm{H}}_2}S{O_4} \to N{a_2}S{O_4} + 2{H_2}O\\\;\;\;2y{\rm{ }}\;\; \to \;\;\;{\rm{y }} \;\;\;\to {\rm{ \;\;\;y }}\left( {mol} \right)\end{array}\)
Theo đề bài ra ta có hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{array}{l}x + 2y = 2\\58,5x + 142y = 132\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,8\\y = 0,6\end{array} \right.\)
Vậy \({C_{{M_{HCl}}}} = \dfrac{{0,8}}{1} = 0,8\left( M \right);\)
\({C_{{M_{{H_2}S{O_4}}}}} = \dfrac{{0,6}}{1} = 0,6\left( M \right)\)
Cách 2. Gọi x mol/l là nồng độ của HCl và y mol/l là nồng độ của H2SO4
Suy ra: \({n_{HCl/10ml}} = 0,01x\left( {ml} \right) \)
\(\Rightarrow {n_{HCl/1000ml}} = x\left( {mol} \right)\)
\( \Rightarrow {n_{{H^ + }/HCl}} = x\left( {mol} \right)\)
và
\(\begin{array}{l}{n_{{H_2}S{O_4}/10ml}} = 0,01y\left( {mol} \right)\\ \Rightarrow {n_{{H_2}S{O_4}}} = y\left( {mol} \right)\\ \Rightarrow {n_{{H^ + }/{H_2}S{O_4}}} = 2y\left( {mol} \right)\end{array}\)
Số ml NaOH cần trung hòa 1000ml dung dịch chứa hỗn hợp axit là:
x + 2y = 2 (*)
Lập phương trình khối lượng muối:
mmuối = \({m_{N{a^ + }}} + {m_{C{l^ - }}} + {m_{SO_4^{2 - }}}\)
\( \Leftrightarrow 132 = 2 \times 32 + 35,5x + 9y\)
\(\Leftrightarrow 35,5x + 96y = 86(**)\)
Giải (*) và (**) \( \Rightarrow x = 0,8M;y = 0,6M\)
Phần một: Giáo dục kinh tế
PHẦN HAI. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Chuyên đề 11.1. Phân bón
Chủ đề 1: Vai trò, tác dụng của môn bóng rổ; kĩ thuật di chuyển và kĩ thuật dẫn bóng
Chủ đề 6: Kĩ thuật thủ môn
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11