Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cho các ion:
\(NO_3^ - \left( 1 \right);SO_4^{2 - }\left( 2 \right);CO_3^{2 - }\left( 3 \right);B{r^ - }\left( 4 \right);NH_4^ + \left( 5 \right).\)
Hai ion nào có số electron bằng nhau?
A.(1) và (3). B.(2) và (4)
C.(3) và (5) D.(2) và (5)
Câu 2. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh?
\(\begin{array}{l}A.KN{O_3};CuS{O_4};BaC{O_3};HCl\\B.NaOH;{H_2}S{O_4};Ba{\left( {N{O_3}} \right)_2};FeC{l_3}\\C.ZnS{O_4};{K_2}C{O_3};AgCl;Ca{\left( {OH} \right)_2}\\D.{C_2}{H_5}OH;C{H_3}{\rm{COONa;}}{{\rm{H}}_2}Si{O_3};BaC{l_2}\end{array}\)
Câu 3. Cho cân bằng trong dung dịch axit axetic: \(C{H_3}{\rm{COOH}} \mathbin{\lower.3ex\hbox{\(\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}\)}} {{\rm{H}}^ + } + C{H_3}{\rm{CO}}{{\rm{O}}^ - }\)
Độ điện li của CH3COOH tăng khi:
A. nhỏ vài giọt dung dịch axit như HCl, H2SO4.
B. pha loãng dung dịch hoặc nhỏ vài giọt kiểm loãng.
C. làm lạnh dung dịch
D. thêm một lượng dung dịch axit axetic có cùng nồng độ.
Câu 4. Cho các chất:
\(KOH;{C_2}{H_5}OH;HCl;{C_6}{H_{10}}{O_6};FeS{O_4};{C_6}{H_6}.\) Số chất điện li và không điện li lần lượt là:
A. 1 và 5 B. 2 và 4
C. 3 và 3 D. 5 và 1
Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng theo quan điểm của Areniut?
A. Bazơ là hợp chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-.
B. Bazơ là chất có khả năng nhận proton.
C. Axit là chất có khả năng cho proton.
D. Bazơ là hợp chất mà trong thành phần phân tử có một hay nhiều nhóm OH.
Câu 6. Trong 150ml dung dịch Ba(NO3)2 0,2M có chứa:
A. 0,30 mol Ba(NO3)2
B. 0,02 mol Ba(NO3)2
C. 0,03 mol ion Ba2+ và 0,06 mol \(NO_3^ - \)
D. 0,03 mol ion Ba2+ và 0,03 mol \(NO_3^ - \)
Câu 7. Trong 1ml dung dịch HNO2 có 6.1019 phân tử HNO2; 3,6.1018 ion \(NO_2^ - .\) Độ điện li \(\alpha \) của dung dịch này là:
A.6,00% B.4,50%
C. 5,10% D.4,25%
Câu 8. Biểu thức nào sau đây là sai khi nói về độ pH của dung dịch?
\(\begin{array}{l}A.pH = - \lg \left[ {{H^ + }} \right]\\B.pH{\rm{ + pOH = 14}}\\{\rm{C}}{\rm{.}}\left[ {{H^ + }} \right] = {10^x} \Rightarrow pH = x\\D.\left[ {{H^ + }} \right] = {10^{ - a}} \Rightarrow pH = a.\end{array}\)
II.PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9. Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,009M với 400ml dung dịch H2SO4 0,002M. Tính pH của dung dịch thu được sau khi trộn.
Câu 10. Có hai dung dịch axit HNO3 40% (D = 1,25 g/ml) và HNO3 10% (D = 1,06 g/ml). Cần lấy bao nhiêu lít mỗi dung dịch để pha thành 2 lít dung dịch HNO3 15% (D = 1,08 g/ml)?
Câu 11. Cho dung dịch NH3 1M có độ điện li \(\alpha = 0,43\% .\) Tính hằng số bazơ Kb của NH3.
Lời giải chi tiết
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Xét từng ion ta có:
NO3-: 7 + 8 . 3 + 1 = 32
SO42- : 16 + 8 . 4 + 2 = 50
CO32- = 6 + 8 . 3 + 2 = 32
Br- = 35 + 1 = 36
NH4+ = 7 + 4 – 1 = 10
Đáp án A
Câu 2:
A loại BaCO3
C loại AgCl
D loại C2H5OH, H2SiO3
Đáp án B
Câu 3:
Theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng để độ điện li tăng => cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
A khi nhỏ axit vào làm tăng nồng độ H+ => Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch => A sai
B pha loãng, hoặc nhỏ kiềm loãng => H+ sẽ tương tác với OH- => Làm giảm nồng độ H+
=> Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận => B đúng
C làm lạnh dung dịch => Làm giảm độ điện li => C sai
D thêm một lượng dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ => Không làm thay đổi độ điện li
Đáp án B
Câu 4:
Các chất điện li là: KOH, HCl, FeSO4
Các chất không điện li là: C2H5OH, C6H10O6, C6H6
Đáp án C
Câu 5:
Theo quan điểm Areniut, bazo là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-
Đáp án A
Câu 6:
Ta có phương trình điện li:
Ba(NO3)2 → Ba2+ + 2 NO3-
n Ba(NO3)2 = 0,2 . 0,15 = 0,03 mol
Từ phương trình ta có:
n Ba2+ = n Ba(NO3)2 = 0,03 mol
n NO3- = 0,03 . 2 = 0,06 mol
Đáp án C
Câu 7:
Độ điện ly = n chất điện li/ n chất hòa tan
=> α = 3,6 . 1018 : (6 . 1019) . 100% = 6%
Đáp án A
Câu 8:
Đáp án C
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9.
Ta có: \(\begin{array}{l}{n_{Ba{{\left( {OH} \right)}_2}}} = \dfrac{{0,009 \times 100}}{{1000}} = 0,0009\left( {mol} \right)\\{n_{{H_2}S{O_4}}} = \dfrac{{400 \times 0,002}}{{1000}} = 0,0008\left( {mol} \right)\end{array}\)
Phản ứng: \(\begin{array}{l}Ba{\left( {OH} \right)_2} + {H_2}S{O_4} \to BaS{O_4} \downarrow + 2{H_2}O\\0,0008 \leftarrow {\rm{ 0,0008 }}\left( {mol} \right)\end{array}\)
Từ (1) \( \Rightarrow {n_{Ba{{\left( {OH} \right)}_2}}}\)dư = 0,0009 – 0,0008 = 0,0001 (mol) \(\begin{array}{l} \Rightarrow \left[ {O{H^ - }} \right] = \dfrac{{2 \times 0,0001}}{{0,5}} = {4.10^{ - 4}}\\ \Rightarrow \left[ {{H^ + }} \right] = \dfrac{{{{10}^{ - 14}}}}{{{{4.10}^{ - 4}}}} = 2,{5.10^{ - 10}} \\ \Rightarrow pH = 10,6\end{array}\)
Câu 10.
Cách 1. Sử dụng quy tắc đường chéo:
\( \Rightarrow \dfrac{{KL{\rm{ dd 40\% }}}}{{KL{\rm{ dd 10\% }}}} = \dfrac{{5\% }}{{25\% }} = \dfrac{1}{5}\)
Khối lượng dung dịch sau khi trộn: \({m_{{\rm{dd}}}} = V \times D = 2000 \times 1,08 = 2160\) \(\left( {gam} \right)\)
Vậy khối lượng dung dịch HNO3 40% là: \(\dfrac{{2160 \times 1}}{{\left( {5 + 1} \right)}} = 360\left( {gam} \right)\)
\(\begin{array}{l}{V_{HN{O_3}\,40\% }} = \dfrac{{360}}{{1,25}} = 288\left( {ml} \right)\\{V_{HN{O\,{30\% }}}} = \dfrac{{1800}}{{1,06}} = 1698\left( {ml} \right)\end{array}\)
Cách 2: Phương pháp đại số:
Gọi x và y là khối lượng dung dịch HNO3 40% và HNO3 10%
Khối lượng dung dịch HNO3 thu được sau phản ứng là:
\(\begin{array}{l}{m_{{\rm{dd}}}} = x + y = V \times D \\ \;\;\;\;\;\;\;= 2000 \times 1,08 = 2160\left( {gam} \right)(1)\\ \Rightarrow {m_{HN{O_3}}} = \dfrac{{15 \times 2160}}{{100}} = 324(gam)\end{array}\)
Trong x gam dung dịch có: \(\dfrac{{40x}}{{100}} = 0,4x(gam){\rm{ HN}}{{\rm{O}}_3}(gam)\)
Trong y gam dung dịch có: \(\dfrac{{10x}}{{100}} = 0,1x(gam){\rm{ HN}}{{\rm{O}}_3}{\rm{ 10\% }}\)
\( \Rightarrow 0,4x + 0,1y = 324{\rm{ }}\left( 2 \right)\)
Giải (1) và (2) \( \Rightarrow x = 360;y = 1800\)
\(\begin{array}{l}{V_{HN{O_3}40\% }} = \dfrac{{360}}{{1,25}} = 288(ml)\\{V_{HN{O_3}10\% }} = \dfrac{{1800}}{{1,06}} = 1698(ml)\end{array}\)
Câu 11.
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Sinh học lớp 11
Bài 10: Tiết 2: Kinh tế Trung Quốc - Tập bản đồ Địa lí 11
Phần một. Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới
Chuyên đề 2. Truyền thông tin bằng bằng sóng vô tuyến
Bài 8: Tiết 2: Kinh tế Liên bang Nga - Tập bản đồ Địa lí 11
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11