Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Sau khi giành được độc lập, vấn đề quan trọng nhất mà nhân dân Mĩ La Tinh phải tiếp tục đối mặt là
A. tình trạng nghèo đói.
B. kinh tế, xã hội lạc hậu
C. các cuộc xung đội sắc tộc, tôn giáo
D. chính sách bành trướng của Mĩ
Câu 2. Sự kiện nổi bật nhất năm 1889 ở Nhật Bản là
A. chế độ Mạc Phủ sụp đổ.
B. hiến pháp mới được công bố.
C. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa với Đức.
D. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa với Nga.
Câu 3. Thành quả lớn nhất của Cách mạng Tân Hợi là
A. đem lại ruộng đất cho nông dân nghèo.
B. công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do cho mọi công dân.
C. chấm dứt chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.
D. buộc các nước đế quốc phải xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã kí.
Câu 4. Ý nào không phản ánh ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi?
A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
B. Chấm dứt sự thống trị các nước đế quốc ở Trung Quốc.
C. Tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á.
D. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
Câu 5. Ý nào sau đây phản ánh đúng tính chất của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản?
A. Cách mạng tư sản.
B. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
C. Cách mạng tư sản không triệt để.
D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
Câu 6. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX chủ yếu là
A. vấn đề sở hữu vũ khí hạt nhân.
B. vấn đề thuộc địa.
C. chiến lược phát triển kinh tế.
D. chính sách đối ngoại.
Câu 7. Đức sử dụng chiến lược nào trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Tiến công trực tiếp vào các đối thủ.
B. Đánh cầm cự, vừa đánh vừa
C. Đánh lâu dài để giữ gìn lực lượng.
D. đánh nhanh thắng nhanh, đánh chớp nhoáng.
Câu 8. Mĩ giữ thái độ “trung lập” trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất vì
A. muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe.
B. chưa đủ tiềm lực để tham chiến.
C. không muốn tham gia vào chiến tranh.
D. sợ quân Đức tấn công.
Câu 9. Nhiều nhà văn, nhà thơ lớn đã xuất hiện ở Pháp vào thế kỉ
A. XVI.
B. XVII.
C. XVIII.
D. XIX.
Câu 10. Người có cống hiến to lớn cho nền hợp xướng thế giới là
A. Traicốpxki.
B. Béttôven.
C. Bach.
D. Mooda.
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã thực hiện được những nhiệm vụ gì?
Câu 2: Chính quyền Xô viết đã làm những việc gì và đem lại lợi ích cho ai?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1D | 2B | 3C | 4B | 5C | 6B | 7D | 8A | 9B | 10D |
Câu 1.
Phương pháp: sgk lớp 11 trang 30.
Cách giải:
Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Mĩ La-tinh đã có những bước tiến bộ về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, nhân dân khu vực Mĩ Latinh còn phải tiếp tục đấu tranh chống lại chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực này.
Chọn A.
Câu 2.
Phương pháp: sgk lớp 11 trang 6
Cách giải:
Năm 1889, Hiến pháp mới được công bố, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
Chọn B.
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 17
Cách giải:
Cuộc cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Chọn: C
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 30,suy luận
Cách giải:
Cách mạng Tân Hợi tuy thành lập “Dân quốc” nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến và không đả động đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Chọn: B
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 5, suy luận.
Cách giải:
Cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để khi không thủ tiêu chế độ phong kiến triệt để.
Chọn: C.
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 24
Cách giải:
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc già là những nước có nhiều thuộc địa nhưng nền kinh tế đã kém phát triển hơn trước. đối với các nước đế quốc trẻ nên kinh tế phát triển mạnh mẽ và nhu cầu tìm kiếm về thị trường trở nên quan trong hơn bao giờ hết.
Chọn: B
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 93
Cách giải:
Với thế mạnh quân sự, Đức áp dụng chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” và chiếm được Ba Lan sau gần 1 tháng.
Chọn: D
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 97, suy luận.
Cách giải:
Mĩ làm giàu từ chiến tranh bằng việc bán vũ khí cho các phe tham chiến.
Chọn: A
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 37, suy luận
Cách giải:
Trong thế kỉ XVII, ,ở Pháp đã xuất.hiện các nhà văn, nhà thơ lớn.
Chọn: B
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 28.
Cách giải:
Mô da (1756-1791) nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo là người có những đóng góp cho nghệ thuật hợp xướng.
Chọn: D
TỰ LUẬN
Câu 1: Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã thực hiện được những nhiệm vụ gì?
Phương pháp: sgk trang 49,suy luận
Cách giải:
Dưới sự lãnh đạo của Lê nin và Đảng Bôn sê vich Nga, CM tháng 2/ 1917 đã thực hiện những nhiệm vụ:
- Lật đổ sự thống trị chế độ quân chủ chuyên chế (chế độ Nga Hoàng)- xóa bỏ tàn tích phong kiến và thực hiện dân chủ.
- Tạo điều kiện cho nước Nga phát triển nhanh mạnh về kinh tế.
- Giải phóng giai cấp nông dân Nga khỏi xiềng xích của chế độ quân chủ Sa Hoàng thối nát.
Câu 2: Chính quyền Xô viết đã làm những việc gì và đem lại lợi ích cho ai?
Phương pháp: sgk trang 50,suy luận
Cách giải:
Việc làm của chính quyền Xô viết:
- Đêm 25/10/1917 chính quyền Xô viết được thành lập do Lê-nin đứng đầu.
- Chính sách của chính quyền:
- Đập tan bộ máy Nhà nước cũ, xây dựng bộ máy Nhà nước mới.
- Thông qua:”Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”. Trong đó sắc lệnh hòa bình lên án cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa. Sắc lệnh ruộng đất nhằm giải quyết ruộng đất cho nông dân.
- Xoá bỏ đẳng cấp, và đặc quyền của giáo hội .
- Thực hiện nam nữ bình quyền, các dân tộc có quyền bình đẳng và quyền tự-quyết.
- Thành lập Hồng quân để bảo vệ chính quyền cách mạng.
- Quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp của giai cấp tư sản, thành lập Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Quốc hữu hóa các
- Đem lại lợi ích cho: Chính quyền Xô viết đã đem lại lợi ích và bảo vệ lợi ích cho nhân dân lao động, thể hiện tính ưu việt tiến bộ của một chính quyền mới, chính quyền của dân, do dân, vì dân.
Unit 3: A Party - Một bữa tiệc
Bài 6. Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo
Unit 7: Ecological Systems
Đề thi học kì 1
Chủ đề 5: Kĩ thuật đánh đầu
SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 11
SBT Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử 11
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Lịch sử Lớp 11
Tập bản đồ Lịch sử Lớp 11