Câu 1
Câu 1
Tin nhau buôn bán cùng nhau,
Thiệt hơn, hơn thiệt trước sau như lời.
Hay gì lừa đảo kiếm lời,
Một nhà ăn uống, tội trời riêng mang.
Theo chi những thói gian tham;
Phe phôi thật giả, tìm đường dối nhau.
Của phi nghĩa có giàu đâu,
Ở cho ngay thật giàu sang mới bền”.
(Ca dao)
Gợi ý : Hằng ngày nghe đài, xem ti-vi, đọc báo... chắc em nghe thấy nhiều trường hợp buôn bán thật thà và không ít trường hợp buôn gian bán lận, lừa đảo, bán hàng nhái, hàng rởm, trốn thuế thu lợi bất chính. Hãy cho một số ví dụ mà em biết. Em phân tích lòng tin giữa những người buôn bán với nhau trong bài ca dao trên, dẫn ra những ý đối lập giữa tin và mất lòng tin, đồng thời thấy được tác hại khi không có lòng tin. Lời khuyên về đạo đức trong bài ca dao được em hiểu như thế nào ?
Lời giải chi tiết:
- Ví dụ:
+ Thủ đoạn chỉnh lệch cân để lừa đảo khách hàng nhằm lừa thêm tiền của người bán.
+ Trường hợp lừa đảo tràn lan trên mạng như bán hàng online với giá cao nhưng hàng thật không giống trong ảnh.
+ Lừa đảo từ những người bán hàng đa cấp nhằm lừa tiền của sinh viên.
...
- Lòng tin giữa những người buôn bán trong bài ca dao trên:
Bài ca dao trên đã đề cao chữ tín, sự tin tưởng nhau trong kinh doanh, buôn bán. Có làm ăn buôn bán với nhau thì phải tin tưởng lẫn nhau, có hơn có thiệt cũng cùng nhau chia sẻ. Đồng thời phê phán những người buôn bán lừa lọc tham tiền của mà lừa lọc nhau qua những ý đối lập như: “tin nhau buôn bán cùng nhau >< lừa đảo kiếm lời, thoi gian tham, dối nhau” , “thiệt hơn hơn thiệt trước sau như lời >< của phi nghĩa có giàu lâu”; nếu lừa dối nhau sẽ gây nên tác hại: mất lòng tin, sự giàu có chẳng lâu bền, nhanh chóng sẽ gặp quả báo giống như hai vợ chồng trong câu chuyện “ Chiếc cân thủy ngân”.
Vậy luôn phải giữ chữ tín trong mọi trường hợp, biết coi trọng lòng tin của mọi người, có như vậy mới nhận được sự tin cậy tín nhiệm của người khác và dễ dàng hợp tác với nhau.
Câu 2
Câu 2
Em tìm một số tình huống thường gặp ngay ở lớp mình về lòng tin giữa bạn bè với nhau (như giúp nhau học tập, cho nhau mượn sách vở, hẹn nhau đi chơi...). Có những tình huống xảy ra do chủ quan (khuyết điểm), nhưng cũng có những tình huống xảy ra do khách quan đem lại. Cách xử lí như thế nào cho hợp lí ?
Lời giải chi tiết:
- Nhờ bạn giảng bài hôm trước vì mình nghỉ ốm.
- Chia sẻ với bạn chuyện bí mật của bản thân và nhờ bạn giữ kín bí mật.
- Nhờ bạn đọc hộ bản báo cáo trước lớp do mình bị đau họng.
- Tuy nhiên, ở lớp em vẫn còn có những hành vi thiếu chữ tín như : mượn bút, sách, vở không trả, làm mất hoặc cho người khác mượn.
Cách xử lí của em là không cho bạn mượn nữa, giải thích và khuyên bảo bạn đó là hành vi sai trái để bạn hiểu và không làm nữa.
Câu 3
Câu 3
“Quý Trát” là con vua nước Ngô đi du lịch cả nước, khi đến nước Tề, vào thăm vua nước Tề. Vua Tề thấy Quý Trát có thanh gươm báu, muốn xin mà chưa dám nói. Quý Trát trong bụng cũng định cho mà chưa dâng được, vì cuộc du lịch chưa xong. Khi ở nước Tấn về thì vua Tề đã mất rồi. Quý Trát không biết làm thế nào, đành phải đem thanh gươm đến treo chỗ gốc cây bên mộ vua Tề rồi mới về”.
Theo Cổ học tinh hoa
Gợi ý : Mức độ về tôn trọng “chữ tín” của Quỹ Trát có gì khác thường ? Em đánh giá như thế nào về “chữ tín” của Quý Trát ?
Lời giải chi tiết:
Quý Trát có tính tôn trọng “chữ tín” rất cao. Ông tự giữ “chữ tín” với chính bản thân mình: khi đã định bụng sẽ dâng cho vua Tề thì nhất định sẽ dâng tặng bằng cách treo trước mộ vua Tề. Đó là đức tính rất đáng để chúng ta học hỏi, phải biết giữ chữ tín với chính bản thân mình một khi đã có ý định thì nhất quyết phải làm bằng được.
Câu 4
Câu 4
“Một ông bạn già hẹn tới thăm một người bạn trẻ. Gần tới giờ hẹn, trời bỗng ập mưa. Ông bạn già tần ngần, cuối cùng quyết đinh mặc áo tơi (3), đội nón lên đường tới nơi đúng hẹn. Người bạn trẻ vừa sửng sốt, vừa cảm phục cái đức giữ lời hứa của bác bề trên.
Nghe câu chuyên, có nhiều ý kiến bàn tán :
- Đúng là ông già lẩm cẩm. Nếu là mình, chẳng hơi đâu mà tới! Một cú điện thoại là xong.
- Thời đó đâu có điện thoại ?
- Thì bữa sau tới, có sao !
- Nhưng tới đúng hẹn vẫn hơn !
- Trong mưa gió, mệt chưa !
- Không sợ mệt, mà sợ thất tín, thất lễ !
- Ôi! Tín với lễ, chỉ lắm chuyện. Khổ thân già lặn lội mưa gió.
- Giá “ông trẻ” chủ động đạp xe đến thăm ông già, có phải là đẹp hơn không?”
Theo QUANG DUƠNG
(Báo Hà nội mới)
Gợi ý: Em tán thành và không tán thành ý kiến nào ? Tại sao ?
Lời giải chi tiết:
Em tán thành ý kiến “tới đúng hẹn vẫn hơn” và “không sợ mệt, mà sợ mất tín, thất lễ”. Vì người bạn già đến thăm người bạn trẻ thể hiện đức giữ chữ tín của mình là một đức tính vô cùng đẹp. Đồng thời người bạn già dù trời mưa vẫn đến đúng hẹn như một bài học dạy cho người bạn trẻ biết “trọng chữ tín” với người khác.
Unit 8: English speaking countries
Bài 27
Tải 10 đề kiểm tra 1 tiết - Chương 5
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 8
Bài 6. Phòng, chống bạo lực gia đình
SBT Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục công dân 8
SGK Giáo dục công dân 8 - Cánh Diều
SBT Giáo dục công dân 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 8
SGK GDCD Lớp 8