1
Chỉ ra sự thay đổi cảm xúc có thể xảy ra của nhân vật trong tình huống sau:
Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức về những đặc trưng tính cách để giải quyết tình huống.
Lời giải chi tiết:
- Tình huống 1: Trước khi cô trả bài kiểm tra, T cảm thấy hồi hộp và lo lắng. Sau khi cô trả bài kiểm tra, T cảm thấy buồn bã, không tập trung học với tiết học tiếp theo được.
- Tình huống 2: Lúc đầu cả lớp cảm thấy háo hức, vui mừng. Sau khi cô giáo thông báo thì lớp cảm thấy hụt hẫng, buồn bã vì cơ hội này đã chờ đợi khá lâu nhưng vì thời tiết mà cả lớp đã bỏ qua cơ hội này.
2
Chia sẻ những thay đổi cảm xúc của em trong một số tình huống cụ thể.
Phương pháp giải: Từ những tình huống thực tế của bản thân chia sẻ lại những thay đổi cảm xúc của mình.
Lời giải chi tiết:
Học kì II vừa rồi, em đã cố gắng hết sức hoàn thành bài kiểm tra môn Ngữ Văn thật tốt, hy vọng mình sẽ đạt điểm cao nhưng khi cô giáo thông báo kết quả, điểm số của em lại không như em mong đợi.
=> Cảm xúc của em thay đổi từ vui vẻ, hy vọng sang buồn bã, thất vọng.
Chủ đề 9. Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp theo hứng thú học tập
Chương VIII. Sinh vật và môi trường
Chủ đề 4: Biển đảo quê hương
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918
Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải