Thần Trụ Trời (Thần thoại Việt Nam)
Prô-mê-tê và loài người (Thần thoại Hy Lạp)
Đọc kết nối chủ điểm: Đi san mặt đất (Truyện của người Lô Lô)
Thực hành tiếng Việt trang 19
Đọc mở rộng theo thể loại: Cuộc tu bổ lại các giống vật (Thần thoại Việt Nam)
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể
Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể
Ôn tập trang 34
Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây (Sử thi Ê-đê)
Gặp Ka-ríp và Xi-la (Sử thi Hy lạp)
Đọc kết nối chủ điểm: Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê
Thực hành tiếng Việt trang 50
Đọc mở rộng theo thể loại: Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời (Sử thi Ê-đê)
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Ôn tập trang 62
Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
Văn bản 2, 3 - Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật
Đọc kết nối chủ điểm: Lí ngựa ô ở hai vùng đất
Thực hành tiếng Việt trang 90
Đọc mở rộng theo thể loại: Chợ Nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ
Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu
Ôn tập trang 107
Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)
Huyện Trìa xử án (tuồng đồ)
Đọc kết nối chủ điểm: Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
Thực hành tiếng Việt trang 127
Đọc mở rộng theo thể loại: Xã trưởng – Mẹ Đốp (chèo cổ)
Đọc mở rộng theo thể loại: Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến (tuồng đồ)
Viết một bản nội quy hoặc hướng dẫn ở nơi công cộng
Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau
Ôn tập trang 148
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Thơ duyên
Nội dung chính
Bài thơ thế hiện sự xúc động trước những cuộc giao duyên huyền diệu trên thế thế gian này.
Trước khi đọc Câu 1
Bạn hãy chia sẻ những cảm xúc đặc biệt, hoặc những quan sát, phát hiện thú bị của bản thân về thiên nhiên quanh ta.
Phương pháp giải:
Chia sẻ những cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về thiên nhiên xung quanh ta.
Lời giải chi tiết:
Nét đẹp của quê hương Việt Nam đến từ những điều giản dị nhất, quen thuộc nhất đối với con người như cánh đồng, hàng tre. Khi đi đường, quan sát hai bên, những cánh đồng xanh mướt trải dài thẳng tắp, những nương ngô thẳng hàng, đơn giản thế thôi nhưng cũng đủ làm cho đôi mắt người qua đường phải ngắm nhìn, phải trầm trồ vì vẻ đẹp ấy. Khi đi qua chúng, tôi đều quay lại ngước nhìn và thầm khâm phục những người nông dân hơn, tại sao những thứ tưởng chừng như không có gì lại mang một vẻ đẹp lạ đến thế? Quê hương ta đang ngày càng phát triển, thiên nhiên cũng dần có sự đổi mới nhưng tất cả vẫn mang một vẻ đẹp vừa đậm chất truyền thông, vừa pha sự hiện đại, hòa quyện với nhau tạo nên một Việt Nam tươi đẹp.
Trước khi đọc Câu 2
Trong hình dung của bạn, bức tranh mùa thu có những hình ảnh, sắc màu, đường nét đặc trưng nào?
Phương pháp giải:
Bản thân hình dung về bức tranh, khung cảnh mùa thu.
Lời giải chi tiết:
Mùa thu là mùa lãng mạn nhất trong năm. Trong hình dung của bản thân, bức tranh mùa thu tập trung vẽ khung cảnh lá rơi với những đường nét, nhẹ nhàng, thanh thoát, tượng trưng cho trạng thái nhẹ nhàng của những chiếc lá. Màu sắc chủ đạo là màu vàng và màu đỏ. Đây là bức tranh mùa thu mà em thấy lãng mạn và yên bình nhất.
Trong khi đọc Câu 1
Lưu ý những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1. Đó là mối quan hệ như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ khổ thơ 1.
- Chú ý những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ thơ.
Lời giải chi tiết:
- Những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1:
+ Chiều mộng hòa trên nhánh duyên.
+ Cây me – cặp chim chuyền. (Cây me ríu rít cặp chim chuyền)
+Trời xanh – lá (Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá)
→ Qua cách sử dụng từ ngữ trên của thi sĩ Xuân Diệu, người đọc có thể thấy được mối quan hệ thân mật, bao chứa trong nhau của các sự vật trong khổ thơ 1.
Trong khi đọc Câu 2
Trong khổ 4, cảnh vật có sự thay đổi như thế nào so với khổ 1, 2?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ thơ 1, 2, 4 để tìm ra sự thay đổi của cảnh vật trong các khổ.
Lời giải chi tiết:
Trong khổ thơ 4, cảnh vật có phần gấp gáp hơn, dường như báo hiệu một sự chia li giữa các cảnh vật. Điều này khác so với mối quan hệ thân thiết, quấn quýt của những cảnh vật trong khổ 1 và 2.
Sau khi đọc Câu 1
Bạn hiểu thế nào về từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên”?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
- Nêu cách hiểu của bản thân về từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên”.
Lời giải chi tiết:
Duyên có nghĩa là quan hệ gắn bó, tựa như tự nhiên mà có chứ không sắp đặt. Theo cách hiểu của em, từ “duyên” trong nhan đề “Thơ duyên” ý chỉ sự gặp gỡ vô tình của các cảnh vật xung quanh. Từ đó, nói lên mối duyên của “anh và em”.
Sau khi đọc Câu 2
Phân tích, so sánh tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp,... trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ khổ 1 và khổ 4.
- Chú ý những từ ngữ đặc biệt, hình ảnh, vần và nhịp trong hai khổ thơ.
Lời giải chi tiết:
- Khổ 1:
+ Thi sĩ Xuân Diệu sử dụng những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các cảnh vật như hòa trên, ríu rít, đổ... qua.; từ tượng hình (đổ) và từ tượng thanh (ríu rít) à mối quan hệ thắm thiết, hòa quyện.
+ Sử dụng nhiều hình ảnh khác nhau tạo nên sự đa dạng cho cảnh sắc thiên nhiên. Đặc biệt là hình ảnh cây me – một hình ảnh thân thuộc của đường phố cổ Hà Nội vào thu, tạo cho người đọc cảm giác như đang được đắm chìm trong không gian phố cũ yêu thương của đất Tràng An xưa.
+ Vần “uyên” (duyên, chuyền, huyền) gợi lên sự nhẹ nhàng, tĩnh lặng trong một buổi chiều thu.
→ Hình ảnh hòa quyện với âm thanh của “tiếng huyền” càng tô đậm nét những cảnh vật xung quanh trong một buổi “chiều mộng”.
- Khổ 4:
+ Tác giả sử dụng từ láy (gấp gấp, phân vân) tạo nên sự xa cách, sự thay đổi tâm trạng cảnh vật.
+ Vần “ân” cùng nhịp thơ như nhanh hơn.
+ Hình ảnh thơ quen thuộc với khung cảnh đồng quê (cánh cò)
→ Cảnh vật dường như có sự xa cách hơn so với khổ thơ 1. Cảnh thu dường như từ đó cũng buồn hơn, cô đơn hơn khi cảnh vật được đặt trong sự to lớn, mênh mông của bầu trời.
Sau khi đọc Câu 3
Trước những sắc thái và thời khắc khác nhau của bức tranh thiên nhiên chiều thu, duyên tình giữa “anh” và “em” có sự thay đổi như thế nào theo các khổ thơ. Có thể trả lời dựa vào bảng sau (làm vào vở):
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
- Chú ý cảnh sắc thiên nhiên và duyên tình “anh” và “em”.
Lời giải chi tiết:
Khổ thơ
| Sắc thái thiên nhiên | Duyên tình “anh” – “em” |
Khổ 1 | Tươi vui, có mối quan hệ quấn quýt, mặn nồng, giao hòa. | Bắt đầu gặp gỡ |
Khổ 2 | Tươi vui | “Anh” và “em” có sự rung động |
Khổ 3 | Không đề cập đến cảnh sắc thiên nhiên. | “Anh” và “em” cùng dạo bước trên đường. “Em” thì tự nhiên, duyên dáng, “anh” say sưa ngắm đất trời. Duyên tình “anh” và “em” như được sắp đặt sẵn. |
Khổ 4 | Cảnh vật cô đơn giữa bầu trời xanh rộng lớn. | Bầu trời thu gần về cuối chiều, duyên tình “anh” và “em cũng dần xa nhau |
Khổ 5 | Cảnh vật êm dịu, thơ thẩn. | “Anh” ngơ ngẩn, ngẩn ngơ rồi nhận ra có lẽ mình đã phải lòng “em” |
Sau khi đọc Câu 4
Cảm xúc của “anh”/“em” trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò như thế nào trong việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em”.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Cảm xúc của “anh”/"em” trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển duyên tình gắn bó giữa “anh” và “em” bởi mối duyên tình ấy xuất phát từ cuộc gặp gỡ tình cờ trong một buổi chiều thu, cảm xúc trong chiều thu ấy cũng chính là sự phát triển cảm xúc trong lòng “anh” và “em”.
Sau khi đọc Câu 5
Xác định chủ thể trữ tình và nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Chủ thể trữ tình trong bài thơ; “anh” và “em”.
- Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ: tình yêu.
Sau khi đọc Câu 6
Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).
Phương pháp giải:
Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Xuân Diệu cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu trong Thơ duyên rất độc đáo và gợi cảm. Ví dụ ở câu kết cuối bài “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”, tác giả không dùng từ “phải lòng” hay “anh cưới em” mà là “lòng anh cưới em”. Chúng ta vẫn thường nghĩ đến mùa thu là một mùa tuy lãng mạn nhưng cũng buồn bã, cô đơn. Đó là tâm trạng phổ biến trong mỗi bài thơ về mùa thu của các tác giả, như trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên, khi đọc Thơ duyên ta lại thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên khi vào thu.
- Thơ duyên là bài thơ duy nhất không buồn trong các bài thơ về mùa thu của Xuân Diệu.
Múa rối nước hiện đại soi bóng tiền nhân
Unit 8: Science
Chủ đề 8: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Unit 4: Home sweet home
Chủ đề 1. Mô tả chuyển động
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10