Thần Trụ Trời (Thần thoại Việt Nam)
Prô-mê-tê và loài người (Thần thoại Hy Lạp)
Đọc kết nối chủ điểm: Đi san mặt đất (Truyện của người Lô Lô)
Thực hành tiếng Việt trang 19
Đọc mở rộng theo thể loại: Cuộc tu bổ lại các giống vật (Thần thoại Việt Nam)
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể
Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể
Ôn tập trang 34
Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây (Sử thi Ê-đê)
Gặp Ka-ríp và Xi-la (Sử thi Hy lạp)
Đọc kết nối chủ điểm: Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê
Thực hành tiếng Việt trang 50
Đọc mở rộng theo thể loại: Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời (Sử thi Ê-đê)
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Ôn tập trang 62
Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
Văn bản 2, 3 - Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật
Đọc kết nối chủ điểm: Lí ngựa ô ở hai vùng đất
Thực hành tiếng Việt trang 90
Đọc mở rộng theo thể loại: Chợ Nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ
Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu
Ôn tập trang 107
Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)
Huyện Trìa xử án (tuồng đồ)
Đọc kết nối chủ điểm: Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
Thực hành tiếng Việt trang 127
Đọc mở rộng theo thể loại: Xã trưởng – Mẹ Đốp (chèo cổ)
Đọc mở rộng theo thể loại: Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến (tuồng đồ)
Viết một bản nội quy hoặc hướng dẫn ở nơi công cộng
Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau
Ôn tập trang 148
Câu 1
Hãy tóm tắt thật ngắn gọn nội dung chính của mỗi văn bản sử thi đã đọc theo mẫu dưới đây (làm vào vở)
Bảng tóm tắt nội dung chính của các văn bản
Phương pháp giải:
- Kẻ bảng theo mẫu vào vở.
- Đọc kĩ lại ba văn bản để tìm nội dung chính.
Lời giải chi tiết:
STT | Văn bản | Nội dung chính |
1 | Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn) | Nói về cuộc giao chiến giữa hai tù trưởng Đăm Săn và Mtao Mxây. Từ đó thấy được sức mạnh, phẩm chất của Đăm Săn và không khí ăn mừng chiến thắng của bà con Ê-đê. |
2 | Gặp Ka-ríp và Xi-la (Trích sử thi Ô-đi-xê) | Cuộc hành trình trở về quê hương và giao chiến với lũ quái thú là Ka-ríp, Xi-la của Ô-đi-xê cùng những người bạn đồng hành. |
3 | Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời (Trích sử thi Đăm Săn) | Nói về cuộc hành trình đi chinh phục nữ thần Mặt Trời đầy gian khổ và chông gai của anh hùng Đăm Săn. |
Câu 2
Ô-đi-xê trong đoạn trích Gặp Ka-ríp và Xi-la và Đăm Săn trong Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây đã thể hiện những đặc điểm nào của nhân vật anh hùng trong sử thi.
Phương pháp giải:
- Đọc lại phần lý thuyết về những đặc điểm của nhân vật anh hùng sử thi trong phần Tri thức Ngữ Văn.
- Đối chiếu với hai nhân vật trên.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm | Nhân vật Ô-đi-xê | Nhân vật Đăm Săn |
Sở hữu sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm phi thường | - Thông minh, luôn có cách thức hợp lí để vượt qua những khó khăn trước mặt | Sức mạnh “vượt đồi tranh”, múa khiên “trên cao gió như bão, dưới thấp gió như lốc, cây cối chết rụi); múa chạy nước kiệu (quả búi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ). - Sẵn sàng chiến đấu để mang lại cuộc sống bình yên cho buôn làng. |
Luôn sẵn sàng đối mặt với những thách thức, hiểm nguy | - Dám đối mặt với những khó khăn trên con đường trở về quê hương (sự quyến rũ của các nàng Xi-ren, Ka-ríp, Xi-la). - Điềm tĩnh tìm cách vượt qua khó khăn. | Khi Đăm Săn đã chiến đấu quá mêt, thêm nữa đâm mãi người Mtao Mxây nhưng không thủng. Lúc này, chàng không bỏ cuộc mà vẫn cố gắng để tiêu diệt tên tù trưởng này. |
Lập nên những kì tích, uy danh lẫy lừng | Ô-đi-xê cùng những người bạn đã cùng vượt qua sự quyến rũ của các nàng Xi-ren. | Chiến thắng Mtao Mxây; danh tiếng vang xa; được mọi người tôn trọng, tín nhiệm. |
Câu 3
So sánh tác dụng của việc sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất trong Gặp Ka-ríp và Xi-la và người kể chuyện ngôi thứ ba trong Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây.
Phương pháp giải:
- Hiểu rõ ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
- Thử thay thế hai ngôi kể của văn bản để thấy được việc sử dụng ngôi kể như trên là hợp lí.
Lời giải chi tiết:
- Văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la kể về cuộc hành trình trở về của Ô-đi-xê và những người bạn đồng hành vượt qua biết bao gian khổ, thử thách. Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất (theo lời kể của Ô-đi-xê) là hoàn toàn hợp lí. Bởi sử dụng ngôi kể thứ nhất sẽ giúp tăng tính chân thực cho văn bản, giúp người đọc hình dung một cách rõ ràng nhất về tính khốc liệt của cuộc hành trình vì chính người kể là người tham gia trực tiếp.
- Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây kể về cuộc giao chiến giữa hai tù trưởng. Văn bản này được kể theo ngôi thứ ba (theo góc nhìn của người kể chuyện). Vì từ góc nhìn này, người kể chuyện sẽ có sự quan sát rõ ràng hơn ở mọi góc cạnh về cuộc giao chiến đó. Từ đó, đem lại sự chân thực và hấp dẫn cho văn bản.
Câu 4
Bạn rút ra được những lưu ý gì về cách trình bày ý kiến (viết và nói) về một vấn đề xã hội?
Phương pháp giải:
Từ việc viết, trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội và được lắng nghe ý kiến nhận xét, tự rút ra bài học cho bản thân.
Lời giải chi tiết:
Một số lưu ý em rút ra được:
- Cần tìm hiểu kĩ về vấn đề mình sẽ viết, trình bày.
- Cần lắng nghe ý kiến của người khác, không nên quá áp đặt suy nghĩ của bản thân và bắt mọi người phải công nhận nó đúng.
- Trình bày rõ ràng từng luận điểm. Mỗi luận điểm cần đi kèm với lý lẽ và bằng chứng xác thực để tăng tính thuyết phục đối với người nghe.
Câu 5
Theo bạn, sức sống của một cộng đồng được nuôi dưỡng từ đâu?
Phương pháp giải:
Nêu lên quan điểm cá nhân
Lời giải chi tiết:
Theo quan điểm của cá nhân em, sức sống của một cộng đồng được nuôi dưỡng từ những truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp được lưu truyền từ bao đời nay; từ những câu chuyện lịch sử mang đậm tính dân tộc; là tinh thần đoàn kết của cả dân tộc. Chính những điều ấy sẽ giúp mỗi người trong cộng đồng đều cảm thấy tự hào, hãnh diện và có ý thức xây dựng, phát triển cộng đồng ngày một vững mạnh hơn.
MỞ ĐẦU
Chương 1: Sử dụng bản đồ
Chủ đề 2: Mạng máy tính và internet
Chương 10. Địa lí các ngành kinh tế
Mùa xuân chín
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10