Thần Trụ Trời (Thần thoại Việt Nam)
Prô-mê-tê và loài người (Thần thoại Hy Lạp)
Đọc kết nối chủ điểm: Đi san mặt đất (Truyện của người Lô Lô)
Thực hành tiếng Việt trang 19
Đọc mở rộng theo thể loại: Cuộc tu bổ lại các giống vật (Thần thoại Việt Nam)
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể
Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể
Ôn tập trang 34
Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây (Sử thi Ê-đê)
Gặp Ka-ríp và Xi-la (Sử thi Hy lạp)
Đọc kết nối chủ điểm: Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê
Thực hành tiếng Việt trang 50
Đọc mở rộng theo thể loại: Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời (Sử thi Ê-đê)
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Ôn tập trang 62
Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
Văn bản 2, 3 - Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật
Đọc kết nối chủ điểm: Lí ngựa ô ở hai vùng đất
Thực hành tiếng Việt trang 90
Đọc mở rộng theo thể loại: Chợ Nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ
Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu
Ôn tập trang 107
Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)
Huyện Trìa xử án (tuồng đồ)
Đọc kết nối chủ điểm: Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
Thực hành tiếng Việt trang 127
Đọc mở rộng theo thể loại: Xã trưởng – Mẹ Đốp (chèo cổ)
Đọc mở rộng theo thể loại: Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến (tuồng đồ)
Viết một bản nội quy hoặc hướng dẫn ở nơi công cộng
Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau
Ôn tập trang 148
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
Nội dung chính
Văn bản giới thiệu chi tiết về đề tài, chất liệu, cách chế tác và cách lưu giữ, phục chế tranh Đông Hồ.
Tóm tắt
1. Đề tài dân dã, hình tượng sinh động, ngộ nghĩnh
Những hình ảnh quen thuộc, bình dị trong đời sống hằng ngày như gà, lợn, trâu, bò, ...; những góc khuất của đời sống nông thôn là đề tài quen thuộc, chủ yếu và được sáng tạo trong các bức tranh Đông Hồ.
2. Chất liệu tự nhiên, sắc màu bình dị, ấm áp
- Chất liệu: giấy điệp, chổi lá thông để quét lên.
- Màu sắc: màu đen từ than xoan hay than lá tre; màu xanh từ gỉ đồng, lá chàm; màu vàng từ hoa hòe; màu đỏ từ sỏi son, gỗ vang; ... → 4 gam màu chủ đạo.
3. Chế tác khéo léo, công phu
- Vẽ mẫu.
- Can lại rõ ràng từng nét, bảng màu bằng mực nho lên giấy bản mỏng rồi xếp vào bản khắc gỗ.
- Khi in, đặt xấp giấy in trước mặt; tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, úp ván xuống “bìa” để quét đẫm màu; úp mặt ván khắc đã thấm màu lên mặt giấy; lật ngửa ván khắc lên.
- Thợ in lấy xơ mướp xoa đều lưng mặt giấy để màu mực thấm đều; bóc từ giấy khỏi ván in; số màu của tranh tương ứng với số lần in.
4. Rộn ràng tranh Tết
- Khoảng tháng 7, tháng 8 hằng năm là dịp để chuẩn bị cho mùa tranh Tết.
- Chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26.
5. Lưu giữ và phục chế
- Vào khoảng cuối thế kỉ XIX đến những năm 40 của thế kỉ XX là thời kì hưng thịnh. Xu thế thương mại hóa thời kinh tế thị trường đã làm chúng dần mai một, thất truyền.
- Ở Đông Hồ vẫn có những nghệ nhân tâm huyết với nghề, cố gắng để duy trì, nuôi dưỡng nghề tranh Đông Hồ này
Trước khi đọc Câu 1
Theo bạn, thế nào là một di sản văn hóa? Hãy nói về giá trị một di sản văn hóa của địa phương hoặc đất nước mình mà bạn quan tâm.
Phương pháp giải:
- Nêu lên ý hiểu của mình về những kiến thức về di sản văn hóa.
- Kể về một di sản văn hóa mà bạn biết hoặc quan tâm.
Lời giải chi tiết:
- Một di sản văn hóa là vật thể (các di tích lịch sử, tác phẩm nghệ thuật, ...) và phi vật thể (các loại hình nghệ thuật dân gian, ngôn ngữ, ...) có giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Một di sản văn hóa của địa phương hoặc đất nước mình.
Thành nhà Hồ nằm ở vùng đất Thanh Hóa – cái nôi của những vị anh hùng dân tộc, những câu chuyện lịch sử hào hùng. Thành nhà Hồ hiện lên với một vẻ đẹp cổ kính, rêu phong, là chứng tích cho một giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam. Di tích này được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp quốc gia, có giá trị đặc biệt quan trọng của dân tộc vào năm 1962. Ngày 27 tháng 6 năm 2011, tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận thành nhà Hồ di sản văn hoá thế giới. Di tích thành nhà Hồ thể hiện được sự ảnh hưởng và các giá trị nhân văn qua một thời kỳ lịch sử của quốc gia hay khu vực trên thế giới. Có những đóng góp quý báu về kiến trúc, công nghệ, điêu khắc, và quy hoạch thành phố. Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc - Thanh Hoá là công trình cổ xưa, khắc hoạ được giá trị của một hay nhiều giai đoạn trong lịch sử nhân loại.
Trước khi đọc Câu 2
Đã bao giờ bạn xem tranh Đông Hồ và tìm hiểu cách thức, quá trình chế tác nên những bức tranh ấy? Kể tên một số bức tranh và chia sẻ những điều bạn biết với bạn cùng nhóm.
Phương pháp giải:
- Chia sẻ những hiểu biết của mình về tranh Đông Hồ cho bạn bè cùng nhóm.
Lời giải chi tiết:
- Em đã từng được xem qua và tìm hiểu về tranh Đông Hồ.
Những kiến thức em biết về tranh Đông Hồ.
- Một số bức tranh Đông Hồ: Đám cưới chuột, Lợn ỷ có xoáy Âm dương, Tranh "Đàn gà" hoặc "Sân gà" cầu chúc cho sự sung túc, đông con và an nhàn.
- Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp; trộn với hồ dán; rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy đó.
- Quá trình chế tác:
+ Sáng tác mẫu và tạo bản khắc gỗ: mỗi mẫu sẽ có 2- 5 bản khắc gỗ khác nhau tùy theo màu sắc của từng mẫu. Đây là công đoạn khó nhất đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao.
+ Chuẩn bị giấy Dó: để có được tờ giấy dó hoàn chỉnh, người ta phải chọn lựa từng loại vỏ Dó được lấy từ trên rừng về, rồi trải qua nhiều công đoạn phơi, ngâm, giã nhuyễn, hòa bột vào bể seo, seo giấy, ép kiệt nước, phơi khô, đóng xén thành phẩm. Cuối cùng là quét hồ điệp.
+ In tranh: Màu sắc trong tranh Đông Hồ có 5 màu chủ đạo hoàn toàn tự nhiên: màu đỏ lấy từ gạch non, vàng từ hoa hòe, đen từ than lá tre, xanh từ lá tràm, trắng từ vỏ sò điệp. Thường để in một tranh cần phải có 5 bản khắc, in trong 5 lần.
+ Phơi tranh: sau khi tranh đã in xong sẽ được phơi cho khô.
Trong khi đọc Câu 1
Đoạn văn in nghiêng này có vai trò như thế nào đối với việc truyền tải thông tin chính của văn bản?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn văn in nghiêng.
- Đặt đoạn văn in nghiêng nằm trong toàn thể văn bản để thấy được vai trò của nó.
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn in nghiêng nằm ngay ở phần đầu tiên của văn bản, cung cấp đầy đủ những ý chính, thông tin cần thiết về bức tranh dân gian Đông Hồ mà mọi người quan tâm. Từ đó, kích thích độc giả đọc toàn bộ văn bản để tìm hiểu sâu hơn về loại hình dân gian này.
Trong khi đọc Câu 2
Trong số những màu sắc được nhắc tới ở đoạn này, tranh “Lợn đàn” đã sử dụng những màu sắc nào?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn văn thuộc phần 2 (Chất liệu tự nhiên, sắc màu bình dị, ấm áp).
- Quan sát hình 2 (Lợn đàn, trang 83) để biết được những màu sắc được sử dụng.
Lời giải chi tiết:
Tranh “Lợn đàn” đã sử dụng những màu sắc: màu xanh, màu vàng, màu đen, màu đỏ.
→ Bức tranh “Lợn đàn” đã sử dụng đủ 4 gam màu cơ bản của tranh dân gian Đông Hồ.
Trong khi đọc Câu 3
Tóm tắt các công đoạn chính để làm nên một bức tranh đông hồ.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn văn phần 3 (Chế tác khéo léo và công phu).
- Tóm tắt các công đoạn chính.
Lời giải chi tiết:
Các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ bao gồm:
- Vẽ mẫu.
- Can lại rõ ràng từng nét, bảng màu bằng mực nho lên giấy bản mỏng rồi xếp vào bản khắc gỗ.
- Khi in, đặt xấp giấy in trước mặt; tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, úp ván xuống “bìa” để quét đẫm màu; úp mặt ván khắc đã thấm màu lên mặt giấy; lật ngửa ván khắc lên.
- Thợ in lấy xơ mướp xoa đều lưng mặt giấy để màu mực thấm đều; bóc từ giấy khỏi ván in; số màu của tranh tương ứng với số lần in.
Trong khi đọc Câu 4
Đoạn cuối này có hé mở thêm một điều gì đó trong quan điểm và cách đưa tin của người viết?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn cuối (Lưu giữ và phục chế).
Lời giải chi tiết:
Quan điểm và cách đưa tin của người viết:
- Người viết đã đưa tin chính xác về các thời kì phát triển hưng thịnh và sự mai một dần của tranh dân gian Đông Hồ.
- Đồng thời thể hiện rõ lập trường nhân văn của mình để bảo vệ, gìn giữ nét đẹp truyền thống mà tranh Đông Hồ mang lại.
Sau khi đọc Câu 1
Hãy chỉ ra các công đoạn chính của quá trình chế tác một bức tranh Đông Hồ được nêu trong văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn phần 3 (Chế tác khéo léo và công phu).
Lời giải chi tiết:
Các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ bao gồm:
- Vẽ mẫu.
- Can lại rõ ràng từng nét, bảng mày bằng mực nho lên giấy bản mỏng rồi xếp vào bản khắc gỗ.
- Khi in, đặt xấp giấy in trước mặt; tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, úp ván xuống “bìa” để quét đẫm màu; úp mặt ván khắc đã thấm màu lên mặt giấy; lật ngửa ván khắc lên.
- Thợ in lấy xơ mướp xoa đều lưng mặt giấy để màu mực thấm đều; bóc từ giấy khỏi ván in; số màu của tranh tương ứng với số lần in.
Sau khi đọc Câu 2
Xác định đề tài của văn bản trên. Chỉ ra một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản và nêu mục đích của việc lồng ghép ấy.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ văn bản.
- Chú ý một số đoạn văn có lồng ghép yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Lời giải chi tiết:
- Đề tài của văn bản trên: Tranh dân gian Đông Hồ.
- Một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản:
+ Đoạn “Giấy in tranh Đông Hồ...in tranh Đông Hồ” (mục 2).
+ Miêu tả về sự rộn ràng buổi chợ tranh Tết: “Mỗi năm một lần, chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26. Chợ tranh đông vui, sầm uất được tổ chức ngay trong đình làng.
=> Việc lồng ghép các yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm trong văn bản giúp những thông tin của đề tài được thể hiện một cách rõ ràng hơn, mang đến cho độc giả những điều quan trọng, cần thiết. Đồng thời, thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết với đề tài đó.
Sau khi đọc Câu 3
Theo bạn, nội dung của các mục 1, 2, 3 của văn bản trên đã bổ sung thông tin cho nhau và góp phần thể hiện thông tin chính của văn bản như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nội dung ở các mục 1, 2, 3.
Lời giải chi tiết:
- Nội dung của các mục 1, 2, 3 lần lượt nói về đề tài, hình tượng; chất liệu, màu sắc và các công đoạn chế tác.
- Nội dung ở các mục 1, 2, 3 của văn bản đã có sự liên kết, bổ sung cho nhau. Đồng thời làm cụ thể hóa những thông tin chính đã được nêu ra ở phần đoạn văn in nghiêng ở ngay đầu văn bản.
Sau khi đọc Câu 4
Nhan đề, sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản trên?
Phương pháp giải:
Chú ý phần nhan đề, sa-pô và đề mục trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
Phần nhan đề, sa-pô và đề mục giúp các thông tin chính trong văn bản được thể hiện rõ ràng, mạch lạc, tuân theo một bố cục hợp lí. Từ đó, các thông tin được trình bày một cách đầy đủ, không lộn xộn và người đọc cũng không bị ngợp khi tiếp cận văn bản.
Sau khi đọc Câu 5
Xác định mục đích viết và quan điểm của người viết thể hiện trong văn bản trên. Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ toàn bộ văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Mục đích viết: truyền tải những thông tin về nghề tranh dân gian Đông Hồ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Từ đó, kêu gọi sự bảo về, giữ gìn, phát huy ngành nghề truyền thống dân tộc.
- Quan điểm của người viết: đảm bảo những thông tin chính xác, khách quan về nghề tranh dân gian Đông Hồ; đồng thời thể hiện suy nghĩ của người viết về nghề truyền thống này và đưa ra sự bảo vệ thuần phong mĩ tục của dân tộc.
- Theo ý kiến cá nhân, em đồng tình với quan điểm trên của người viết vì vốn dĩ tranh dân gian Đông Hồ là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta, cần phải có những bài viết như vậy để giới trẻ được biết và có ý thức trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống như vậy.
Sau khi đọc Câu 6
Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo tồn, phát huy các di sản ấy.
Phương pháp giải:
- Nêu tên một số di sản văn hóa ở địa phương mà bản thân biết hoặc được nghe kể.
- Đưa ra suy nghĩ của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Chú ý: Tùy vào mỗi địa phương sẽ có những di sản văn hóa khác nhau.
Ví dụ: Ở Hà Nội: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Cột cờ Hà Nội, Chùa Một Cột, Đền Cổ Loa, Nhà tù Hỏa Lò, Cầu Long Biên, ...
- Theo quan điểm cá nhân, việc bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi đó là minh chứng về một thời quá khứ hào hùng mà ông cha ta để lại, thể hiện đậm đà nét đẹp truyền thống của mỗi dân tộc. Chúng ta ở thế hệ mai sau cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát huy, làm tôn vinh hơn những di sản văn hóa đó.
Chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Vật lí lớp 10
Đề thi học kì 1
Lời má năm xưa
Unit 9: Travel and Tourism
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10