Đề 1
Gợi ý Đề 1 (trang 85 sgk Ngữ văn 8 tập 2)
I. Mở bài:
- Khẳng định vai trò lãnh đạo anh minh quyết định tới sự hưng thịnh của quốc gia, từ đó dẫn ra công lao của Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn.
- Nhấn mạnh vào hai văn bản "Chiếu dời đô" Lý Công Uẩn và "Hịch tướng sĩ" để thấy rõ tầm quan trọng của người lãnh đạo.
II. Thân bài:
- Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!
- Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông "uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ", "đi lại nghênh ngang", bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc... Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.
- Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ "hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát", chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa "cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc", "tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", "mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh"…
- Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
- Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La là nơi trung tâm trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa". Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.
- Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội", phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo "Binh thư yếu lược" làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.
III. Kết bài:
- Cả hai tác phẩm đều là những áng văn bất hủ của dân tộc, ngợi ca tài lãnh đạo anh minh sáng suốt của những người đứng đầu đất nước.
- Nêu suy nghĩ của bản thân em.
Đề 2
Gợi ý Đề 2 (trang 85 sgk Ngữ văn 8 tập 2)
I. Mở bài:
- "Bàn luận về phép học" là một phần trong bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi cho vua Quang Trung để bàn bạc, tìm cách đổi mới cho phương thức học tập thời bấy giờ. Văn bản nghị luận này không chỉ có giá trị đương thời mà còn ảnh hưởng đến cách học của chúng ta sau này.
- Học phải đi đôi với hành. Học phải kết hợp với hành là luận điểm tiến bộ trong bài tấu mà ngày nay chúng ta còn làm theo.
- Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào? Chúng ta cần làm rõ vấn đề trên.
II. Thân bài:
1. Giải Thích:
- Học: là hoạt động của trí óc dễ tiếp thu những cái mới, những điều chưa biết, học còn là bắt chước những cái hay, cái đẹp của người khác.
- Hành: là thực hành, là ứng dụng những gì đã học. Tác giả khuyên học phải có hành, nghĩa là học và hành phải đi đôi với nhau. Không thể học mà không đi đôi với hành và ngược lại: hành mà không học.
2. Tại sao học lại phải đi đôi với hành?
- Nếu học chỉ để nhồi nhét 1 mớ kiến thức, sách vở vào đầu thì có ích lợi gì nếu không biết đem những điều đã học ra áp dụng. Học mà không hành như vậy thật là vô ích. Phải biết đem cái học áp dụng vào thực tế thì cái học ấy mới có giá trị. Ngược lại: chỉ hành mà không học theo kiểu: "Trăm hay không bằng hay quen" thì rõ ràng là cực đoan và nguy hiểm.
- Hành mà không học thì làm sao biết được đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc ấy để ứng phó trong mọi trường hợp, mọi lĩnh vực.
- Hành mà không học thì chỉ là sự mò mẫm chẳng khác nào người đi trong đêm tối. Vừa mất thời gian, vừa hỏng việc.
- Rõ ràng kiến thức không phải tự nhiên mà có, tất cả là từ những kinh nghiệm quý báu đã được rút ra từ thực tiễn, có giá trị đúng đắn và được nhiều người chấp nhận. Cho nên hành không thể không học. Ý thức được điều này, ông cha ta thường xuyên "học hành, học hỏi, học tập".
- Học, hỏi, hiểu, hành là phương trâm mà mọi người cần hướng tới và làm theo nó.
3. Tác dụng:
- Phải gắn liền học và hành. Cần hiểu hành ở đây không chỉ là những bài tập áp dụng trong sách vở mà hành còn là những điều đã học phải đem ra áp dụng vào thực tế cuộc sống.
VD: 1 kỹ sư học lý thuyết trong trường, khi về công xưởng anh ta phải biết áp dụng những điều đã học vào thực tế sản xuất, vào cuộc sống.
- Học để cung cấp kiến thức cho thực hành, giúp cho thực hành dễ dàng hơn.
- Học để đem áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Hành còn củng cố, hoàn chỉnh cho học.
- Là học sinh còn ngồi ghế nhà trường phải biết áp dụng tốt phương châm học này đễ việc học ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Lời khuyên này còn có tác dụng chỉ ra con đường học tập đúng đắn, nhất là đối với 1 số người lười nhác, không chịu thực hành, chỉ muốn rập khuôn theo lý thuyết.
III. Kết bài:
- Tóm lại qua tư tưởng tiến bộ, Nguyễn Thiếp đã chỉ cho ta thấy được học và hành phải là 2 mặt đồng thời của 1 quá trình học tập. Không được coi nhẹ mặt nào, coi nặng mặt nào.
- Bài học cho bản thân em về vấn đề nghị luận trên.
Đề 3
Gợi ý Đề 3 (trang 85 sgk Ngữ văn 8 tập 2)
I. Mở Bài:
- Trích dẫn câu nói của Gorki.
- Khái quát về ý nghĩa của sách đối với con người.
- Người đời thường nói: "Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người". Trong đời sống xã hội hiện nay, nếu không có tri thức thì sao? Con người có tồn tại và phát triển không?...
- Sách báo, một nguồn thông tin để biết được mọi diễn biến xảy ra trong và ngoài nước đồng thời tiếp thu được các kiến thức lạ.
- Sách là nơi con người lưu trữ và truyền lại những kiến thức lịch sử. Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian. Chính vì vậy, cuộc sống nhờ có sách mà con người cảm thấy thế nào? (thoải mái, mở rộng tầm hiểu biết hay là nâng cao hơn).
- Sách bao giờ cũng mang đến cho ta nhiều điều mới mẻ. Sách có nhiều loại, nhiều đề tài khác nhau. Do đó nó giúp ta có gì?
- Đến với sách, ta có thể biết bất cứ gì xảy ra trong đâu? Chẳng hạn sách lịch sử giúp ta hình dung những cuộc đấu tranh ác chiến thời vàng son của các triều đại.
- Sách và học thể hiện tài năng của nhiều nhà văn, cho ta biết thưởng thức thơ văn, bồi dưỡng tâm hồn, toán học lại khiến ta phải tư duy đầu óc...
- Sách còn giới thiệu với ta nhiều kinh nghiệm, thành tựu về khoa học, nông công nghiệp và cả chính trị. Ngoài ra sách còn là hướng dẫn viên đưa ta đến những danh lam thắng cảnh, kì quan thế giới.
- Tất cả đều dùng để khẳng định sách là nguồn kiến thức như thế nào? Nó dạy ta biết bao điều hay lẽ phải trong cuộc sống, giúp ta ngày một hoàn thiện bản thân nhân phẩm, đạo đức.
- Cho nên có thể nói sách là người bạn thân như thế nào? (hữu ích mang lại niềm tin yêu...). Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh phúc, sự thanh thản cho tâm hồn.
- Do vậy, câu nói của M.Go-rơ-ki rất đúng đắn...
- Bên cạnh mặt tốt luôn có cái xấu. Vì vậy, cần phải biết chọn sách phù hợp với lứa tuổi của mình.
- Mục đích của chúng ta khi đọc sách là gì? (giải trí một cách lành mạnh, thêm kiến thức...).
- Nhưng coi sách cũng có khi là cách tự học nên phải đọc sách đúng lúc, đúng chỗ. Tuy nhiên không phải lúc nào củng đọc như con mọt sách hay đọc để rồi không còn thực tế chàng Đôn Ki-hô-tê.
- Chúng ta cần sắp xếp hợp lí về thời gian đọc sách đúng cách, biến kiến thức của sách thành của riêng mình. Nó sẽ là người bạn tốt cho ai biết nâng niu, trân trọng và học hỏi.
- Kiến thức còn giúp cho xã hội văn minh thoát khỏi sự lạc hậu. Một xã hội chú trọng nhiều đến tài trí thì sẽ có nhiều nhân tài. Một đất nước có nhiều đội ngũ khoa học thì sẽ có những phát minh máy móc hiện đại tân tiến.
- Cho nên kiến thức là con đường sống của mọi người. Đó là con đường của ước mơ và hy vọng, biết hướng về tương lai bằng niềm tin tự khám phá mình để hoàn thiện nhân cách của mình.
- Vì thế nếu không có sách con người sẽ sống trong tối tăm, dốt nát, mất tự do.
III. Kết Bài:
Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên chí tình. Sách rất quý nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc.
Ta phải đọc sách một cách ham mê và đọc với tinh thần chủ động, suy nghĩ, nghiền ngẫm. Đọc và làm theo sách sẽ giúp ta trau dồi, nâng tầm hiểu biết của ta ngày một cao hơn.
Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài người.
ÔN TẬP CUỐI NĂM - TÀI LIỆU DẠY-HỌC TOÁN 8
Unit 2: Life in the countryside
Tiếng Anh 8 mới tập 1
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 2
Bài 4
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8