Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
Bài 15B: Những công trình mới
Bài 15C: Những người lao động
Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Bài 16B: Thầy cúng đi viện
Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
Bài 17A: Người dời núi mở đường
Bài 17B: Những bài ca lao động
Bài 17C: Ôn tập về câu
Các xưng hô của Hơ-bia và cơm cho thấy:
- Hơ-bia: kiêu ngạo, coi thường đối phương
- Cơm: khiêm nhường, coi thường đối phương
3)
Câu 1
Xem tranh, nói với các bạn trong nhóm
a) Tranh vẽ những gì?
b) Màu sắc cây cối, trời mây trong tranh thế nào?
c) Điều gì xảy ra nếu tất cả các cây xanh đều bị chặt phá?
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh, chú ý các sự vật có trong tranh và trả lời.
Lời giải chi tiết:
a) Tranh vẽ các bạn nhỏ đang chơi đùa vui vẻ dưới bóng mát của cây. Cây xanh xanh tán lá dài rộng có những chú chim đang làm tổ trên đó.
b) Cây cối mang màu sắc xanh tươi, tán lá dài rộng; ánh mặt trời rực rỡ đang từ từ nhô lên đón chào ngày mới, từng đám mây nhẹ trôi bồng bềnh
c) Nếu như tất cả cây xanh bị chặt phá thì môi trường sẽ bị nguy hại, ô nhiễm môi trường, khói bụi xuất hiện nhiều hơn, một số loài động vật có nguy cơ bị chết, kể cả con người cũng sẽ bị nguy hại.
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
Chuyện một khu vườn nhỏ
Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó quấn chặt một cành.
Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng... Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!
Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông:
- Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!
Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:
- Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?
Theo VÂN LONG
Câu 3
Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
Săm soi: ngắm đi ngắm lại kĩ càng, tỉ mỉ
Cầu viện: xin được trợ giúp
Câu 4
Cùng luyện đọc
Mỗi em đọc một đoạn, tiếp nối nhau đến hết bài; sau đó đổi lượt đọc cho nhau.
Chú ý đọc phân biệt lời của bé Thu, lời của ông; nhấn giọng ở các từ ngữ: hé mây, sà xuống, săm soi, mổ mổ, rỉa cành, vội, vườn, cầu viện, đúng là, ông nhỉ, đúng rồi, đất lành chim đậu,…
Câu 5
Thảo luận, trả lời câu hỏi
1) Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
2) Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có điểm gì nổi bật?
3) Thu mời bạn lên ban công nhà mình để làm gì?
4) Em hiểu “Đất lành chim đậu” là như thế nào?
Chọn ý đúng để trả lời:
a. Nơi đất lành thì chim chóc mới về làm tổ
b. Nơi tốt đẹp, thanh bình, có nhiều người đến làm ăn, sinh sống
c. Nơi có chim đậu là nơi đất lành
Phương pháp giải:
1) Em đọc đoạn văn thứ nhất trong bài.
2) Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 trong bài.
3) Em đọc kĩ đoạn văn thứ 3 trong bài.
4) “Đất lành chim đậu” nghĩa là: Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến sinh sống, làm ăn,…
Lời giải chi tiết:
1) Bé Thu thích ra ban công để ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
2) Đặc điểm của những loài cây trên ban công nhà bé
- Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều.
- Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu.
- Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị hoa ti gôn quấn thành nhiều vòng
- Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những chiếc đỏ hồng nhọn hoắt
3) Khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết vì: Thu cho rằng ban công có chim về đậu nghĩa là vườn, Thu muốn Hằng công nhận ban công của nhà mình cũng là vườn.
4) “Đất lành chim đậu” nghĩa là: Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến sinh sống, làm ăn,…
Chọn đáp án: b
Câu 6
Tìm hiểu về đại từ xưng hô
1) Điền các từ xưng hô được in đậm dưới đây vào cột thích hợp trong phiếu học tập
Ngày xưa, có cô Hơ Bia đẹp nhưng rất lười, lại không biết yêu quý cơm gạo.
Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:
- Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế?
Hơ Bia giận dữ:
- Ta đẹp là do công cha mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi.
Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.
(Theo Truyện cổ Ê-đê)
2) Cách xưng hô của mỗi nhân vật ở đoạn truyện trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?
3) Viết vào phiếu học tập những từ em thường dùng để xưng hô:
- Với thầy, cô
- Với bố, mẹ
- Với anh, chị, em
- Với bạn, bè
Phương pháp giải:
1) Em xác định kĩ rồi điền vào chỗ trống sao cho thích hợp.
2) Các xưng hô của mỗi nhân vật thể hiện sự kiêu ngạo hay khiêm nhường, tôn trọng hay coi thường người nghe.
3)
- Em tìm từ để tự chỉ mình và từ dùng để chỉ người nghe.
- Chú ý chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, giới tính, tuổi tác,..
Lời giải chi tiết:
1)
2)
Các xưng hô của Hơ-bia và cơm cho thấy:
- Hơ-bia: kiêu ngạo, coi thường đối phương
- Cơm: khiêm nhường, coi thường đối phương
3)
Ghi nhớ
1. Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó,… 2. Bên cạnh các từ ngữ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính: ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn,… 3. Khi xưng hô, cần chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới. |
Unit 3. Where did you go on holiday?
Bài tập cuối tuần 27
Đề thi giữa kì 1
Tuần 17: Luyện tập chung
Bài 4: Nhớ ơn tổ tiên